Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Trưng Vương có đáp án

TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG

ĐỀ THI HK1

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

    Suy nghĩ  tích cực là một trạng thái tâm lý và cảm xúc tập trung vào những mặt tốt và kỳ vọng vào những kết quả tích cực. Xây dựng và duy trì một thái độ tích cực không chỉ liên quan đến những suy nghĩ vui vẻ. Nó là sự mong đợi những điều tốt (hạnh phúc, sức khỏe và sự thành đạt) và là niềm tin rằng mọi thứ - hoàn cảnh, chướng ngại và khó khăn - cuối cùng cũng sẽ đâu vào đấy.

    Lạc quan không phải là lờ đi những điều tiêu cực mà là thừa nhận có tiêu cực nhưng chọn hướng tập trung vào những điều tích cực. Nói cho cùng, nó chỉ đơn giản là niềm tin cho rằng dù hoàn cảnh hiện tại như thế nào thì mọi chuyện rồi sẽ được giải quyết ổn thoả. Tâm tích cực xuất phát từ một trái tim đầy niềm tin.

    Sống tích cực có thể không dễ dàng. Lạc quan sẽ nhìn thẳng vào chướng ngại, chủ động bỏ qua chướng ngại và giữ vững niềm tin. Rắc rối xuất hiện khi chướng ngại bắt đầu che khuất tầm nhìn của lạc quan. Tính tích cực có thể bắt đầu suy yếu khi bạn bị tấn công bởi một chuỗi những tiêu cực, thất bại, thất vọng và đau lòng. Mọi thử thách mà ta phải đối mặt sẽ lấy đi của ta năng lượng, khả năng chống chọi và một chút lòng tin. Một khi nguồn lực tích cực (năng lượng, sức chống chọi, lòng tin) cạn kiệt, bi quan sẽ từ từ len lỏi vào và nắm quyền kiểm soát.

(Theo lifehack.org, 24/12/2017)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là suy nghĩ tích cực?

Câu 3. Anh/Chị hiểu câu văn: Tâm tích cực xuất phát từ một trái tim đầy niềm tin như thế nào?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mọi thử thách mà ta phải đối mặt sẽ lấy đi của ta năng lượng, khả năng chống chọi và một chút lòng tin không? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của việc con người luôn duy trì năng lượng tích cực.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.110, 111)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến trong đoạn thơ trên.

----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Theo tác giả suy nghĩ tích cực là một trạng thái tâm lý và cảm xúc tập trung vào những mặt tốt và kỳ vọng vào những kết quả tích cực.

Câu 3. Câu văn Tâm tích cực xuất phát từ một trái tim đầy niềm tin có thể hiểu là:

- Tâm tích cực: trạng thái tâm lý của con người luôn suy nghĩ và hướng đến những điều tốt đẹp, điều thiện.

- Trái tim đầy niềm tin: trạng thái cảm xúc mãnh liệt của con người luôn mang trong mình niềm tin yêu cuộc sống.

=> Con người chỉ có tư duy tích cực, hướng đến những điều tốt đẹp khi có một trái tim tràn đầy cảm xúc tin yêu cuộc sống. (HS có thể giải thích bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương)

Câu 4. Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc con người luôn duy trì năng lượng tích cực.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc con người luôn duy trì năng lượng tích cực.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Duy trì năng lượng tích cực là luôn giữ trong mình những suy nghĩ, cảm xúc vui vẻ, tràn đầy niềm tin tưởng, lạc quan.

- Ý nghĩa của việc duy trì nguồn năng lượng tích cực:

+ Giúp con người vui vẻ, lạc quan, yêu đời; tự tin vào bản thân; hứng khởi, sáng tạo trong công việc, cuộc sống; sẵn sàng đối mặt và vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn tới thành công…

+ Giúp gắn kết con người, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống; góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của xã hội.

- Phê phán những con người có thái độ sống tiêu cực, bi quan…

- Bài học nhận thức và hành động.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và yêu cầu của của đề.

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến:

- Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người:

+ Vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi chiến khu hiện lên qua nỗi nhớ cồn cào, da diết, thường trực như nỗi nhớ người yêu.

+ Thiên nhiên vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, mang những nét đặc trưng của Việt Bắc.

+ Cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc: cuộc sống khó khăn, gian khổ; con người Việt Bắc tảo tần, chịu thương, chịu khó, sâu nặng ân tình.

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát với giọng điệu ngọt ngào, tha thiết; cặp đại từ mình – ta; ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm; các biện pháp tu từ: phép điệp, liệt kê, so sánh…

Đánh giá chung:

- Qua nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về thiên nhiên, cuộc sống và con người ở chiến khu Việt Bắc, Tố Hữu đã ngợi ca nghĩa tình cách mạng, đạo lí truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam.

- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: chất trữ tình chính trị và tính dân tộc đậm đà…

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng. Những người thành công là những người dám vượt lên các yêu cầu công việc. Bạn sẽ tìm ra con đường để đi hoặc sẽ tạo ra con đường mới mẻ. Ai sẽ dám đi trên hoang vu chưa có dấu chân người…

Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi và nước mắt. Nếu chỉ chăm chăm vào tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao.

“Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc, và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ? Và có bao sự kiện đi qua đã làm bạn chùng lòng xuống, nguyện sống tốt hơn, nguyện chia sẻ nhiều hơn; và có bao nhiêu sự kiện xảy ra, khiến bạn hổ thẹn vì sức vóc trai tráng mà mà chẳng làm thêm một việc có ích cho đời?

 (Theo Hải Bình, Thông điệp bất ngờ của thầy Hiệu trưởng trong ngày thành lập Đoàn, www.giaoducthoidai.vn )

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, điều gì khiến đời người trở nên vô nghĩa?

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Nếu chỉ chăm chăm vào tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao.”? 

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi và nước mắt ” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1  (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

Câu 2  (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 121)

----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Điều khiến đời người trở nên vô nghĩa: để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.

Câu 3. Nếu chỉ dựa vào tài năng vốn có mà không chăm chỉ rèn luyện, không nỗ lực cố gắng thì sẽ không có được thành công lớn.

Câu 4. Nêu rõ đồng tình hoặc không đồng tình

Lí giải hợp lí và thuyết phục. Gợi ý:

- Đồng tình: Tài năng chỉ là điều kiện cần, còn sự quyết định thành công của mỗi người là công sức, sự nỗ lực bền bỉ, sự kiên nhẫn, sự chịu đựng và ý chí vượt qua khó khăn…

- Không đồng tình: Tài năng thiên bẩm là yếu tố quyết định thành công của mỗi người, còn những yếu tố khác chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ để con người đạt được thành công…

II. LÀM VĂN

Câu 1. 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa.

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Những điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người….

- Tuổi trẻ cần làm gì để sống có ý nghĩa?

+ Tích cực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

+ Trau dồi phẩm chất đạo đức, nhân cách.

+ Sống có ước mơ, lí tưởng, dám nghĩ, dám làm.

+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện…

+ Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu...

- Phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

e. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Trưng Vương. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?