Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Bình Thạnh Trung có đáp án

TRƯỜNG THPT BÌNH THẠNH TRUNG

ĐỀ KIỂM TRA HK1

MÔN NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3. Theo anh (chị) việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của Quang Dũng qua bài thơ Tây  Tiến

----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3, 0 điểm)

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận

Câu 2.

- Lí do:  vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng.

Câu 3.

- Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng túacsh trong mỗi gia đình, mỗi con người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong năm.

- Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa quốc gia của dân tộc.

Câu 4.

- Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích cảm hứng lãng mạn và bút pháp tài hoa:

Khái quát về cảm hứng lãng mạn: lãng mạn chỉ những cảm xúc mạnh mẽ vượt lên trên mức độ bình thường trong thực 1.0 t đó cảm hứng lãng mạn thường gắn với nguồn cảm xúc mãnh liệ hướng đến những sự việc có tính phi thường, kỳ vĩ.

Ngòi bút tài hoa: sự tài tình khéo léo của tác giả khi thể hiện cảnh vật hoặc con người. Ngòi bút tài hoa thổi hồn vào thực  tế, khoác lên mình thực tế bộ cánh lộng lẫy làm bằng nghệ thuật ngôn từ khiến nó thăng hoa.

+ Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ : bài thơ ra đời vào  năm 1948, được khơi nguồn từ nỗi nhớ của Quang Dũng về đồng đội và đơn vị cũ.

+ Cảm xúc chủ đạo: bao trùm toàn bộ thi phẩm “Tây Tiến” là nỗi nhớ da diết, sâu sắc của nhà thơ với thiên nhiên Tây Bắc, đồng đội Tây Tiến của một thời đã qua nay chỉ còn là hoài niệm. Chính cảm xúc chủ đạo này đã chi phối và làm nổi bật cả

hứng lãng mạn bao trùm toàn bài thơ.

- Sự đan xen hòa quyện giữa cảm hứng lãng mạn và ngòi bút hiện thực:

+ Cái tôi của Quang Dũng trào ra mãnh liệt qua nỗi nhớ- nhớ ch

+ Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc:

Thiên nhiên Tây Bắc với núi đồi trùng điệp, hiểm trở nhưng với con mắt của những người lính Tây Tiến, những cảnh ấy lại có vẻ đẹp tươi mới, hấp dẫn của sự khám phá, tìm

Hơn nữa, người lính Tây Tiến còn tìm thấy ở đó những cảnh thơ mộng.

Thiên nhiên được cảm nhận với vẻ đẹp đa dạng, vừa độc đáo hùng vĩ  dữ dội, vừa thơ mộng trữ tình, vừa hoang sơ mà ấm   say lòng người.

+  Chân dung người lính lãng mạn, hào hoa:

Xem thường nguy nan, xem thường bệnh tật, cái chết Ấp nhiều ước mơ tươi đẹp

+ Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở giọng điệu (khi mềm mại, thi lúc hùng tráng , khỏe mạnh), ở thủ pháp cường điệu, tương phả ảnh), từ ngữ ước lệ… Đây là những hình thức nghệ thuật rất đ của thơ ca lãng mạn nói chung.

+ Cảm hứng lãng mạn kết hợp với ngòi  bút  tài hoa là ngọn thôi thúc

sáng tác đối với Quang Dũng, cũng là vẻ đẹp riêng có Tiến.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc.

2. ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu  dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.

(...)

Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua  nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi...”

(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã - Nguồn: www.vietgiaitri.com, 4/6/2015)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (1,0 điểm)

Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.

Câu 2: (5,0điểm)

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà  Hồ Chí Minh

viết : “Hỡi đồng bào cả nước                    

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” .

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do .

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” .

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” .

(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh )

Anh ( chị ) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận.

----HẾT----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 2. Đừng sợ vấp ngã và hãy biết sống nhiệt tâm hơn, mạnh mẽ hơn.

Câu 3.  Những bài học rút ra:

Sự vấp ngã giúp ta nhận ra điểm yếu của mình, thấy được những sai lầm, khờ dại của mình.

Sự vấp ngã giúp ta biết mình cần phải làm gì và đừng nên làm gì để bước tiếp tới trước, giúp ta trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.

II. PHẦN LÀM VĂN(7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Yêu cầu cụ thể:

a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: học tập là công việc suốt đời không ngừng nghỉ

b. Triển khai vấn đề qua việc vận dụng hiệu quả các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Phân tích – chứng minh:

Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức- kĩ năng.

Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập. ( Lê- nin : “ Học, học nữa, học mãi”. – Đắc – uyn: “ bác học không có nghĩa là ngừng học.. ”,...)

Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.

-  Binh luận:

Học tập là cuốn vở không trang cuối là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.

+ Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...

+ Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống ban thân và những người quanh ta.

Hình thức: Thể hiện đúng cấu trúc một đoạn văn nghị luận, không phạm các lỗi dùng từ, chính tả, đặt câu (hoặc phạm không đáng kể

-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Bình Thạnh trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?