Bộ 2 đề thi HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN CÔNG NGHỆ 12

Thời gian: 45 phút

 

ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Trị số điện cảm:

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.           

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện khi có dòng điện chạy qua nó.

Câu 2. Công suất định mức là:        

A. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.

B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.

C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

D. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

Câu 3. Điện áp định mức là:

A. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.

B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.

C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

D. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

Câu 4. Dung kháng của tụ điện là:

A. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.

B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.

C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

D. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

Câu 5. Cảm kháng của cuộn cảm là:

A. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.

B. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.

C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.

D. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.

Câu 6. Triac có những điện cực nào 

A. Emitơ (E); Bazơ (B); Colectơ (C)           B. A1 ; A2   

C. A1 ; A2 ; Cực điều khiển (G )                  D. Anốt (A); Catốt (K); cực điều khiển (G) 

Câu 7. Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì dung kháng của cuộn cảm:

A. Tăng lên 2 lần      B. Tăng lên 4 lần     C. Giảm đi 2 lần     D. Giảm đi 4 lần

Câu 8. Đặt vào hai đầu tụ  C = (F) một hiệu điện thế xoay chiều tần số 100 Hz, dung kháng của tụ điện là:

A. XC = 200Ω       B. XC = 100Ω         C. XC = 50Ω        D. XC = 25Ω

Câu 9. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tụ điện có điện dung thay đổi được

B. Tụ điện có điện dung cố định

C. Tụ điện bán chỉnh

D. Tụ điện tinh chỉnh

Câu 10. Công dụng của tranzito 

A. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung

B. Được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển             

C. Dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều 

D. Dùng trong mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

­Câu 1: Vẽ sơ đồ khối và giải thích nguyên lí mạch điều khiển tín hiệu.

Câu 2: Làm thế nào để đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

B

C

B

A

B

C

A

A

 

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

­Câu 1

- Sơ đồ khối mạch điều khiển tín hiệu:

  • Khối nhận lệnh.
  • Khối xử lí.
  • Khối khuếch đại.
  • Khối chấp hành.

- Nguyên lí chung:

+ Sau khi nhận lệnh báo từ cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó.

+ Sau khi xử lí xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa đến khối chấp hành.

+ Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.

Câu 2:

Để đổi xung đa hài đối xứng thanh xung đa hài không đối xứng bằng cách thay trị số điện dung của một trong hai tụ điện C1 và C2. Từ đó sẽ tạo ra xung đa hài không đối xứng

---------------------------0.0-------------------------

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng.

Câu 1. Đơn vị của điện dung là:

A. Fara (F)                   B. Henry (H)             C. Ôm (Ω)                             D. Oát (W)

Câu 2. Đơn vị của điện cảm là:

A. Fara (F)                 B. Henry (H)              C. Ôm (Ω)                              D. Oát (W)

Câu 3. Điôt có các dây dẫn ra là các điện cực:

A. Anôt ( A ); Catôt ( K ).                                B. Cực E; cực C; cực B.

C. Anôt ( A ); Catôt ( K ); cực G.                 D. A1; A2 và G.

Câu 4. Tranzito có các dây dẫn ra là các điện cực:

A. Anôt ( A ); Catôt ( K ).                             B. Cực E; cực C; cực B.

C. Anôt ( A ); Catôt ( K ); cực G.                 D. A1; A2 và G.

Câu 5. Tirixto có các dây dẫn ra là các điện cực:

A. Anôt ( A ); Catôt ( K ).                             B. Cực E; cực C; cực B.

C. Anôt ( A ); Catôt ( K ); cực G.                 D. A1; A2 và G.

Câu 6. Triac có các dây dẫn ra là các điện cực:

A. Anôt ( A ); Catôt ( K ).                                         B. Cực E; cực C; cực B.

C. Anôt ( A ); Catôt ( K ); cực G.                             D. A1; A2 và G.

Câu 7. Điôt tiếp điểm có chức năng:

A. Dùng để tách sóng và trộn tần.

B. Dùng để chỉnh lưu.

C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 8. Điôt tiếp mặt có chức năng:

A. Dùng để tách sóng và trộn tần.

B. Dùng để chỉnh lưu.

C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 9. Điôt ổn áp (Zêne) có chức năng:

A. Dùng để tách sóng và trộn tần.

B. Dùng để chỉnh lưu.

C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

Câu 10. Điôt chỉnh lưu có chức năng:

A. Dùng để tách sóng và trộn tần.

B. Dùng để chỉnh lưu.

C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.

D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

­Câu 1: Trình bày cách phân loại mạch điện tử.

Câu 2: Làm thế nào để đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

A

B

C

D

A

B

C

D

 
---(Để xem tiếp nội dung đáp án phần tự luận, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi.net để tải tài liệu về máy)---
 

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 2 đề thi HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Trãi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?