TRƯỜNG THPT NHO QUAN | ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, ba nước tư bản hàng đầu ở Tây Âu đứng ở các vị trí thứ ba, thứ tư, thứ năm trong nền công nghiệp thê giới sau Mĩ và Nhật Bản là
A. Đức - Pháp - Italia B. Đức - Anh - Pháp C. Đức - Bỉ - Phần Lan D. Đức -Hà Lan - Pháp
Câu 2. Sau thời kì chiến tranh lạnh, Nhật Bản chú trọng phát triển quan hệ với các nước
A. Đông nam Á B. Tây Âu C. Châu Á. D. Các nước thuộc Liên xô cũ.
Câu 3. Ý nào không thuộc thoả thuận của các cường quốc Đồng minh về Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Quân đội Mĩ chiếm đóng Trung Quốc
B. Quốc tế hóa thương cảng Đại Liên; Khôi phục việc Liên xỏ thuê cảng Lữ Thuận làm căn cứ hải quân; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu - Đại Liên.
C.Trung Quốc cần trở thành một quôc gia thống nhất và dân chủ, quân đội nước ngoài (Mĩ, Liên Xô) rút khỏi Trung Quôc; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ.
D. Trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.
Câu 4. Đối tượng đấu tranh của các nước Mĩ La tinh
A. Chống chế độ độc tài thân Mĩ.
B. Chống lại ách cai trị của thực dân Anh.
C. Chống lại ách cai trị của các nước đế quốc phương Tây.
D. Chống lại ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 5. Một trong những hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học -kỹ thuật lần thứ hai là
A.Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B. Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới.
C. tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ
D. thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa
Câu 6. Từ năm 1994, Liên bang Nga chuyển sang chính sách đôì ngoại
A. làm bá chủ trên toàn cầu.
B. hợp tác với các nước châu Mĩ La Tinh.
C. trung lập, hòa bình.
D. định hướng Âu – Á.
Câu 7. Chủ trương phát triển khoa học kỹ thuật của Nhật Bản nhằm
A. Tập trung phát triển nghiên cứu vũ trụ.
B. Để nâng cao vị thế của Nhật trên trường quốc tế.
C. Phát triển khoa học quân sự.
D. Tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
Câu 8. Đến năm 1952 Nhật Bản đã
A. hoàn thành các cải cách dân chủ về kinh tế và chính trị
B. chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh
C. khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh
D. xây dựng chế độ dân chủ đại nghị tư sản
Câu 9. Sách lược hòa hoãn của Mĩ trong những năm 70 với các nước nào sau đây?
A. Nhật-Pháp B. Liên Xô-Nhật Bản C. Anh-Đức D. Trung quốc-Liên Xô
Câu 10. Nội dung nào sau đây không nằm trong mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ?
A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
B. Ngăn chặn đẩy lùi tiến tới tiêu diệt CNXH trên thế giới
C. Giữ vững hòa bình an ninh thế giới
D. Khống chế, chi phối các nước đồng minh với Mĩ
Câu 11. Với sự giúp đỡ của Mĩ, Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu ba vào tháng:
A. 4- 1952 B. 4 - 1951 C. 3 - 1952 D. 3 - 1951
Câu 12. Nền kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản đã phục hồi và đạt mức trước chiến tranh vào năm
A. 1952 B. 1953 C. 1950 D. 1951
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Cho các sự kiện và hãy sắp xếp theo trình tự thời gian
1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
2. Quân Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc nước ta.
3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.
A. 3-2-1. B. 1-2-3. C. 1-3-2. D. 2-3-1.
Câu 2. Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là
A. đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B. đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mac - Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
C. đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
D. đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản.
Câu 3. Đến hết năm 2000, thành tựu quan trọng trong lĩnh vực giáo dục của nước ta là
A. hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
B. các tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ.
C. xây dựng được hệ thống trường học, cấp học phù hợp với xu thế của khu vực.
D. đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Câu 4. Nguyên nhân khách quan nào là một trong những nhân tố quyết định cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
A. Phong trào của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của để quốc Mĩ.
B. Sự mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ nước Mĩ.
C. Sự phôi hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương.
D. Sự giúp đớ của Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 5. Cho các sự kiện sau:
1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung khoá VI được tiến hành trong cả nước.
2. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
3. Quốc hội khoá VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội.
4. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.
Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
A. 2-4-1-3 B. 3-4-2-1 C. 1-3-2-4 D. 2-3-4-1
Câu 6. Bước vào đông - xuân năm 1953 - 1954, âm mưu của Pháp - Mĩ là
A. giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ.
B. giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm " kết thúc chiến tranh trong danh dự".
C. giành một thắng lợi quân sự để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
D. giành thắng lợi đề tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc chiến tranh xâm lược ViệtNam.
Câu 7. Mục tiêu đấu tranh của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. Chống lại sự xâm lược của Mĩ, giải phóng dân tộc.
B. Chống chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc.
C. Chống chế độ phong kiến và chế độ thực dân.
D. Chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ, khôi phục độc lập.
Câu 8. Cách đánh của ta trong chiến dịc Hồ Chí Minh là
A. đánh từ bên trong trở ra vòng ngoài.
B. kêu gọi binh lính đầu hang, đàm phán với chính quyền địch.
C. tiến đánh từ ngoài vào trong.
D. vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não.
Câu 9. Vai trò của Liên bang Nga từ khi Liên Xô tan rã là
A. trụ cột của phong trào cách mạng thế giới.
B. là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế.
C. có vai trò quyết định trog việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên xô ở nước ngoài.
Câu 10. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng biên giới thu - đông năm 1950 là
A. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành.
B. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa việt Bắc.
C. ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (bắc bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
D. là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên quân ta đã giành thắng lợi.
Câu 11. Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
C. Thể hiện sự xâm nhập chủ nghĩa Mac - Lênin vào phong trào công nhân.
D. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Câu 12. "Nếu không giải quyết đước vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".
Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào dưới đây?
A. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
B. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939.
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1940.
----(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 2 đề kiểm tra 45 phút môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Nho Quan. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !