ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI THI MẪU - KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2020 |
Thời gian làm bài: | 150 phút (không kể thời gian phát đề) |
Tổng số câu hỏi: | 120 câu |
Dạng câu hỏi: | Trắc nghiệm 4 lựa chọn (Chỉ có duy nhất 1 phương án đúng) |
Cách làm bài: | Làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm |
CẤU TRÚC BÀI THI
Nội dung | Số câu |
| Nội dung | Số câu |
Phần 1: Ngôn ngữ |
| Phần 3: Giải quyết vấn đề | ||
1.1. Tiếng Việt | 20 |
| 3.1. Hóa học | 10 |
1.2. Tiếng Anh | 20 |
| 3.2. Vật lí | 10 |
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu |
| 3.3. Sinh học | 10 | |
2.1. Toán học | 10 |
| 3.4. Địa lí | 10 |
2.2. Tư duy logic | 10 |
| 3.5. Lịch sử | 10 |
2.3. Phân tích số liệu | 10 |
|
|
|
NỘI DUNG BÀI THI
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
41. Phương trình \({{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+m=0\) có ba nghiệm phân biệt khi và chỉ khi m thuộc khoảng:
A. \((-4;\,0)\). B. \((0;4).\) C. \((-\,\infty ;\,0)\). D. \((0;+\,\infty )\)
42. Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn \(z.\bar{z}=1\) là:
A. một đường thẳng. B. một đường tròn. C. một elip. D. một điểm.
43. Cho khối lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của AA’, CC’. Mặt phẳng (BEF) chia khối lăng trụ thành hai phần. Tỉ số thể tích của hai phần đó là:
A. 1:3. B. 1:1. C. 1:2. D. 2:3.
44. Phương trình mặt cầu có tâm \(I(1;-2;3)\) và tiếp xúc với trục Oy là:
A. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z+9=0.\) B. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x-4y+6z+9=0.\)
C. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z+4=0.\) D. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}+2x-4y+6z+4=0.\)
45. Cho tích phân \(I=\int\limits_{0}^{1}{\sqrt[3]{1-x}\,dx}.\) Với cách đặt \(t=\sqrt[3]{1-x}\) ta được:
A. \(I=3\int\limits_{0}^{1}{{{t}^{3}}}dt.\) B. \(I=3\int\limits_{0}^{1}{{{t}^{2}}}dt.\) C. \(I=\int\limits_{0}^{1}{{{t}^{3}}}dt.\) D. \(I=3\int\limits_{0}^{1}{t}dt.\)
46. Cho hai đường thẳng d1 và d2 song song nhau. Trên d1 có 10 điểm phân biệt, trên d2 có 8 điểm phân biệt. Số tam giác có ba đỉnh được lấy từ 18 điểm đã cho là:
A. 640 tam giác. B. 280 tam giác. C. 360 tam giác. D. 153 tam giác.
47. Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng là 80%. Xác suất người thứ hai bắn trúng là 70%. Xác suất để cả hai người cùng bắn trúng là:
A. 50%. B. 32,6%. C. 60%. D. 56%.
48. Nếu a > 0, b > 0 thỏa mãn \({{\log }_{4}}a={{\log }_{6}}b={{\log }_{9}}(a+b)\) thì \(\frac{a}{b}\) bằng:
A. \(\frac{\sqrt{5}-1}{2}.\) B. \(\frac{\sqrt{5}+1}{2}.\) C. \(\frac{\sqrt{3}-1}{2}.\) D. \(\frac{\sqrt{3}+1}{2}.\)
49. Bốn học sinh cùng góp tổng cộng 60 quyển tập để tặng cho các bạn học sinh trong một lớp học tình thương. Học sinh thứ hai, ba, tư góp số tập lần lượt bằng 1/2; 1/3; 1/4 tổng số tập của ba học sinh còn lại. Khi đó số tập mà học sinh thứ nhất góp là:
A. 10 quyển. B. 12 quyển. C. 13 quyển. D. 15 quyển.
50. Bạn A mua 2 quyển tập, 2 bút bi và 3 bút chì với giá 68.000đ; bạn B mua 3 quyển tập, 2 bút bi và 4 bút chì cùng loại với giá 74.000đ; bạn C mua 3 quyển tập, 4 bút bi và 5 bút chì cùng loại. Số tiền bạn C phải trả là:
A. 118.000đ. B. 100.000đ. C. 122.000đ. D. 132.000đ.
51. Biết rằng phát biểu “Nếu hôm nay trời mưa thì tôi ở nhà” là phát biểu sai. Thế thì phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?
A. Nếu hôm nay trời không mưa thì tôi không ở nhà.
B. Nếu hôm nay tôi không ở nhà thì trời không mưa.
C. Hôm nay trời mưa nhưng tôi không ở nhà.
D. Hôm nay tôi ở nhà nhưng trời không mưa.
52. Một gia đình có năm anh em trai là X, Y, P, Q, S. Biết rằng P là em của X và là anh của Y; Y là anh của Q. Để kết luận rằng S là anh của Y thì ta cần biết thêm thông tin nào sau đây?
A. P là anh của S. B. X là anh của S. C. P là em của S. D. S là anh của Q.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 53 đến 56
Trong lễ hội mừng xuân của trường, năm giải thưởng trong một trò chơi (từ giải nhất đến giải năm) đã được trao cho năm bạn M, N, P, Q, R. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được:
- N hoặc Q được giải tư;
- R được giải cao hơn M;
- P không được giải ba.
53. Danh sách nào dưới đây có thể là thứ tự các bạn đoạt giải, từ giải nhất đến giải năm?
A. M, P, N, Q, R. B. P, R, N, M, Q. C. N, P, R, Q, M. D. R, Q, P, N, M.
54. Nếu Q được giải năm thì M sẽ được giải nào?
A. Giải nhất. B. Giải nhì. C. Giải ba. D. Giải tư.
55. Nếu M được giải nhì thì câu nào sau đây là sai?
A. N không được giải ba. B. P không được giải tư.
C. Q không được giải nhất. D. R không được giải ba.
56. Nếu P có giải cao hơn N đúng 2 vị trí thì danh sách nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các bạn có thể nhận được giải nhì?
A. P. B. M, R. C. P, R. D. M, P, R.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 57 đến 60
Một nhóm năm học sinh M, N, P, Q, R xếp thành một hàng dọc trước một quầy nước giải khát. Dưới đây là các thông tin ghi nhận được từ các học sinh trên:
- M, P, R là nam; N, Q là nữ;
- M đứng trước Q;
- N đứng ở vị trí thứ nhất hoặc thứ hai;
- Học sinh đứng sau cùng là nam.
57. Thứ tự (từ đầu đến cuối) xếp hàng của các học sinh phù hợp với các thông tin được ghi nhận là:
A. M, N, Q, R, P. B. N, M, Q, P, R. C. R, M, Q, N, P. D. R, N, P, M, Q.
58. Nếu P đứng ở vị trí thứ hai thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. P đứng ngay trước M. B. N đứng ngay trước R.
C. Q đứng trước R. D. N đứng trước Q.
59. Hai vị trí nào sau đây phải là hai học sinh khác giới tính (nam - nữ)?
A. Thứ hai và ba. B. Thứ hai và năm. C. Thứ ba và tư. D. Thứ ba và năm.
60. Nếu học sinh đứng thứ tư là nam thì câu nào sau đây sai?
A. R không đứng đầu. B. N không đứng thứ hai.
C. M không đứng thứ ba. D. P không đứng thứ tư.
{-- Để xem đầy đủ Bài thi mẫu Kì thi đánh giá năng lực ĐHQG HCM năm 2020 Phần Toán học vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !