ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
Câu 1: Cấu tạo ngoài và chức năng của các phần phụ của tôm sông ?
1. Vỏ cơ thể:
- Có cấu tạo bằng kitin ngấm canxi.
- Có chứa sắc tố.
2. Các phần phụ tôm và chức năng:
Cơ thể gồm có 2 phần:
Phần I: phần đầu – ngực.
- Định hướng phát hiện mồi: mắt kép, 2 đôi râu.
- Giữ và xử lý mồi: các chân hàm.
- Bắt mồi và bò : các chân ngực ( càng, chân bò )
Phần II: phần bụng
- Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng : các chân bụng (chân bơi)
- Lái và giúp tôm nhảy : tấm lái.
Câu 2: Vẽ vòng đời giun đũa ?
* Có 6 chú thích: Mỗi chú thích đúng được
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của giun dẹp ?
Giun dẹp dù sống tự do hay kí sinh đều có chung những đặc điểm như:
- Cơ thể dẹp.
- Đối xứng hai bên và phân biệt đầu đươi lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
- Số lớn giun dẹp còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh sản phát triển.
- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian.
Câu 4: Em hãy cho biết vai trò của lớp giáp xác?
- Hầu hết giáp xác đều có lợi.
- Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người.
- Là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.
Câu 5: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
- Thủy tức: khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập .
- San hô: chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển để tạo thành tập đoàn.
Câu 6: Nêu đặc điểm chung của ngành giun đốt ?
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
- Hô hấp qua da hay qua mang.
Câu 7 : Nêu vòng đời của giun đũa . Biện pháp phòng chống giun đãu ở người ?
Vòng đời:
- Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng.
- Khi người ăn rau sống, quả chưa rửa sạch, trứng giun vào ruột non.
- Ấu trùng chui ra khỏi vỏ vào máu, đi qua gan, tim, phổi rồi lại về ruột non lần thứ 2 chính thức sống kí sinh ở đó.
Biện pháp:
Câu 8 : Phân biệt tế bào động vật với tế bào thực vật ?
Giống nhau:
- Đều có cấu tạo từ tế bào.
- Lớn lên và sinh sản.
Khác nhau:
Thực vật | Động vật |
- Có thành xenlulôzơ - Không có khả năng di chuyển - Không có hệ thần kinh và giác quan - Tự tổng hợp được chất hữu cơ | - Có khả năng di chuyển - Có hệ thần kinh và giác quan. - Sử dụng chất hữu cơ có sẵn. - Không có thành xenlulôzơ |
Câu 9 : Nêu dặc điểm chung của ngành giun dẹp ?
- Cơ thể dẹp có đối xứng 2 bên.
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng.
- Ruột phân nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
- Một số giun dẹp kí sinh có thêm : giác bám, cơ quan sinh sản phát triển.
- Ấu trùng phát triển qua vật chủ trung gian.
Câu 10 : Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất ? Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt ?
Cấu tạo ngoài của giun đất:
- Cơ thể dài, phân đốt, thuôn 2 đầu.
- Mỗi đốt có vòng tơ ( chi bên )
- Có chất nhày làm da trơn.
- Trên đai sinh dục có lỗ sinh dục đực, cái.
Lợi ích:
- Xáo trộn đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí.
- Giun tiết chất nhày làm mềm đất.
- Phân giun làm tăng độ màu mỡ cho đất.
Câu 11 : Nêu vai trò thực tiễn của lớp giác xác ?
- Là nguồn thức ăn cho cá.
- Cung cấp thực phẩm cho con người: thực phẩm khô, đông lạnh, tươi sống.
- Nguyên liệu để làm mắm.
- Có hại cho giao thông đường thủy.
- Kí sinh gây hại cho cá.
Câu 12 : Trình bày dặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng dảm nhiệm mọi chức năng sống.
- Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
Câu 13 : Nêu vai trò thực tiễn của ngành thân mềm ?
* Đa số có lợi:
- Làm thực phẩm cho người và động vật : nghêu, sò, ốc, mực...
- Làm đồ trang sức và trang trí : ngọc trai, vỏ sò, vỏ ốc..
- Làm sạch môi trường nước : trai.
- Có giá trị xuất khẩu : mực, sò huyết.
- Có giá trị về mặt địa chất : vỏ sò, ốc...
* Một số có hại:
- Có hại cho cây trồng : ốc sên.
- Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc gạo, ốc mút..
Câu 14 : Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.
Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi tắc ruột và tắc ống mật.
Câu 15 : Các biện pháp phòng chống bệnh giun sán
- Ăn sạch, uống sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không đi chân đất, tiếp xúc da với nước bẩn.
- Tẩy giun định kỳ 1 – 2 lần trong 1 năm.
Câu 16: Ý nghĩa của vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm.
Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn làm cơ sở cho các cử động và nhờ các sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Câu 17: Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.
- Một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá như: trùng roi xanh và các loài trùng tương tự, các loài trùng cỏ khác nhau…
- Chúng là thức ăn tự nhiên của các loài giáp xác nhỏ và các động vật nhỏ khác. Các loài động vật vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác ( ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ..)
Câu 18: Thủy tức thải chất bã ra ngoài cơ thể bằng con đường nào ?
Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài cho nên thủy tức lấy thức ăn và thải bã đều qua lỗ miệng. Đây cũng là đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi ở ruột khoang..
Câu 19: Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em ?
- Với vùng đất nông nghiệp : Giun đất có vai trò thực tiễn lớn trong việc cải tạo đất trồng.
- Với vùng biển: Các loài giun đất biển ( như giun nhiều tơ… ) có vai trò quan trọng vì chúng là thức ăn của cá. Chính vì thế ngư dân thường khai thác chúng làm mồi câu.
Câu 20: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước ?
- Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác góp phần lọc sạch môi trường nước.
- Vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò.
{-- Nội dung đề từ câu 21 - 30 và đáp án của tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Động vật không xương sống Sinh học 7 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là trích dẫn 1 phầnnội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chuyên đề Động vật không xương sống Sinh học 7 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !