Bài tập trắc nghiệm về sắt và hợp chất của sắt - Ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT - ÔN TẬP HK2 MÔN HÓA HỌC 12

 

I - Bài tập lý thuyết

Bài 1. Cho bột sắt tác dụng với nước ở nhiệt độ trên 570oC thì tạo ra sản phẩm là :

A. FeO, H2                  B. Fe2O3, H2                C. Fe3O4, H2             D. Fe(OH)3, H2

Bài 2. Không thể điều chế Cu từ CuSO4 bằng cách :

A. Điện phân nóng chảy muối                        

B. Điện phân dung dịch muối

C. Dùng Fe để khử Cu2+ ra khỏi dung dịch muối

D. Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa Cu(OH)2 đem nhiệt phân rồi khử CuO tạo ra bằng C

Bài 3. Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là :

A. Màu đỏ da cam và màu vàng chanh                       B. Màu vàng chanh và màu đỏ da cam

C. Màu nâu đỏ và màu vàng chanh                             D. Màu vàng chanh và màu nâu đỏ

Bài 4. Cặp kim loại có tính chất bền trong không khí, nước nhờ có lớp màng oxit rất mỏng bền bảo vệ là:

A. Fe, Al                     B. Fe, Cr                                 C. Al, Cr                     D. Mn, Cr

Bài 5. Hợp kim không chứa đồng là:

A. Đồng thau             B. Đồng thiếc                         C. Cotantan                D. Electron

Bài 6. Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung khan trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là :

A. FeO,ZnO                B. Fe2O3, ZnO                        C. Fe2O3                      D. FeO

Bài 7. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 là :

A. Chỉ sủi bọt khí                                                        B. Chỉ xuất hiện kết tủa nâu đỏ

C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí                 D. Xuất hiện kết tủa trắng hơi xanh và sủi bọt khí

Bài 8. Câu nào trong các câu dưới đây không đúng?

A. Fe tan trong dung dịch CuSO4                              B. Fe tan trong dung dịch FeCl3

C. Fe tan trong dung dịch FeCl2                                D. Cu tan trong dung dịch FeCl3

Bài 9. Cho một thanh Zn vào dung dịch FeSO4, sau một thời gian lấy thanh Zn rửa sạch cẩn thận bằng nước cất, sấy khô và đem cân thấy

A. khối lượng thanh Zn không đổi                             B. khối lượng thanh Zn giảm đi

C. khối lượng thanh Zn tăng lên                                D. khối lượng thanh Zn tăng gấp 2 lần ban đầu

Bài 10. Khi phản ứng với Fe2+ trong môi trường axit dư, dung dịch KMnO4 bị mất màu là do

A. MnO4- bị khử bởi Fe2+                                           B. MnO4- tạo thành phức với Fe2+

C. MnO4- bị oxi hoá bởi Fe2+                                      D. KMnO4 bị mất màu trong môi trường axit

Bài 11. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là :

A. hematit                   B. xiđerit                     C. manhetit                 D. pirit

Bài 12. dung dịch FeCl3 có giá trị :

A. pH < 7                    B. pH = 7                    C. pH > 7                    D. pH 7

Bài 13. Cho Fe tác dụng với H2O ở nhiệt độ nhỏ hơn 570oC, sản phẩm thu được là:

A. Fe3O4, H2               B. Fe2O3, H2                C. FeO, H2                  D. Fe(OH)3, H2

Bài 14. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X là kim loại:

A. Fe                           B. Mg                          C. Ca                           D. Al

Bài 15. Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z=29) là :

A. 1s22s22p63s23p64s13d10                                           B. 1s22s22p63s23p63d94s2

C. 1s22s22p63s23p63d104s1                                           D. 1s22s22p63s23p64s23d9

Bài 16. Cấu hình electron của nguyên tử Cr (Z=24) là :

A. 1s22s22p63s23p64s13d5    

B. 1s22s22p63s23p63d44s2   

C. 1s22s22p63s23p63d54s1       

D. 1s22s22p63s23p64s23d4

Bài 17. Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron

A. 1s22s22p63s23p63d34s2   

B. 1s22s22p63s23p63d44s1   

C. 1s22s22p63s23p63d5            

D. 1s22s22p63s23p63d94s2

Bài 18. Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:

A. Fe(NO3)2, H2O                                           B. Fe(NO3)3, AgNO3

C. Fe(NO3)2, AgNO3 dư                                 D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3

Bài 19. Phương trình nào đã cân bằng sai:

A. nFexOy + (ny-mx)CO →  xFenOm + (ny-mx)CO2        

B. 2Fe3O4 + 10H+ + SO42 - →  6Fe3+ + SO2 + 5H2O

C. 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH - →  2CrO42 - + 6Br - + 8H2O    

D.  NH4HCO3 + HBr →  NH4Br +CO2 + H2O

Bài 20. Trong các tính chất lý học của sắt thì tính chất nào là đặc biệt?

A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.           B. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

C. Khối lượng riêng rất lớn.                                       D. Có khả năng nhiễm từ.

Bài 21. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3 , Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 8                             B. 7                                          C. 6                            D. 5

Bài 22. Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là A.

Fe                    B. Fe2O3                                   C. FeO                           D. Fe3O4

Bài 23. Muốn khử dung dịch Fe3+  thành dung dịch Fe2+ ta phải thêm chất nào sau đây vào dung dịch Fe3+ ?

A. Zn                           B. Na                           C. Cu                          D. Ag

Bài 24. Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl3             B. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2

C. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3            D. Cu là kim loại hoạt động yếu hơn Fe.

Bài 25. Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Trong chất rắn X gồm:

A. FeO, CuO, Al2O3     B. Fe2O3, CuO, BaSO4            C. Fe3O4, CuO, BaSO4                                   D. Fe2O3, CuO

Bài 26. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch Z thu được kết tủa và dung dịch Z'. Dung dịch Z' chứa những ion nào sau đây:

Bài 27. Hãy chỉ ra nhận xét đúng trong các nhận xét sau:

A. Hợp chất sắt (III) bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình electron của ion Fe3+ khác với ion Fe2+.

B. Hợp chất sắt (III) bền hơn hợp chất sắt (II) vì cấu hình electron của ion Fe3+  bền hơn của ion Fe2+.

C. Hợp chất sắt (II) bền hơn hợp chất sắt (III) vì cấu hình electron của ion Fe2+ bền hơn của ion Fe3+.

D. A và B đều đúng.

Bài 28. Có hỗn hợp bột chứa 3 kim loại Al, Fe, Cu. Hãy chọn phương pháp hoá học nào trong những phương pháp sau để tách riêng mỗi kim loại ra khỏi hỗn hợp?

A. Ngâm hỗn hợp bột trong dung dịch HCl đủ, lọc, dùng dung dịch NaOH dư, nung, dùng khí CO, dùng khí CO2, nung, điện phân nóng chảy.

B. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch HCl đủ, lọc, dùng dung dịch NH3 dư, nung, dùng khí CO.

C. Ngâm hỗn hợp trong dung dịch NaOH dư, phần tan dùng khí CO2, nung, điện phân, ngâm hỗn hợp rắn còn lại trong dung dịch HCl, lọc, dùng dung dịch NaOH, nung, dùng khí CO.

D. A, B, C đều đúng.

Bài 29. Cho phản ứng hoá học sau: FeO + HNO3  → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O

Tỉ lệ, hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là:

A. (a+3b); (2a+5b); (6+5b); (a+5b); a; (2a+5b)           B. (3a+b); (3a+3b); (a+b); (a+3b); a; 2b

C. (3a+5b); (2a+2b); (a+b); (3a+5b); 2a; 2b               D. (a+3b); (4a+10b); (a+3b); a; b; (2a+5b)

Bài 30. Một hỗn hợp gồm Ag, Cu, Fe có thể dùng hoá chất nào sau đây để tinh chế Ag:

A. Dung dịch HCl      B. Dung dịch Cu(NO3)2           C. Dung dịch AgNO3   D. Dung dịch H2SO4 đậm đặc.

Bài 31. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau bằng cách điền chữ S vào trước các phương án tương ứng:

A. Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.           

B. CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

C. Cu(OH)2 là hợp chất có lưỡng tính nhưng tính bazơ trội hơn.

D. CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả (dầu hôi) hoặc xăng.

E. CuSO4 không thể dùng làm khô khí NH3

Bài 32. Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO. Muối thu được trong dung dịch là muối nào sau đây:

A. Fe(NO3)3                           B. Fe(NO3)2                                     C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2        D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

Bài 33. Khi cho luồng khí hiđro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:

A. Al2O3, FeO, CuO, Mg       B. Al2O3, Fe, Cu, MgO           C. Al, Fe, Cu, Mg                     D. Al, Fe, Cu, MgO

Bài 34. Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

A + HCl → B + D                 

A + HNO3 → E + NO2 + H2O

B + Cl2 → F                                                  

B + NaOH → G  + NaCl

E + NaOH → H  + NaNO3                                    

G + I + H2O →H

Các chất A, B, E, F, G, H lần lượt là những chất nào sau đây:

A. Cu, CuCl, CuCl2, Cu(NO3)2, CuOH, Cu(OH)2            

B. Fe, FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3

C. Fe, FeCl3, FeCl2, Fe(NO3)3, Fe(OH)2, Fe(OH)3           

D. Tất cả đều sai

Bài 35. Để tách rời nhôm ra khỏi hỗn hợp có lẫn Cu, Ag, Fe  ta có dùng cách nào trong các cách sau:

A. Dùng dd HNO3 loãng, NaOH dư, lọc, thổi CO2, nhiệt phân, điện phân nóng chảy.

B. Dùng dd NaOH, lọc, thổi CO2, nhiệt phân, điện phân nóng chảy

C. Dùng dd HCl, lọc, dd NaOH dư, lọc, thổi CO2, nhiệt phân điện phân nóng chảy.

D. Tất cả đều đúng.

Bài 36. Cho kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4loãng để lấy khí H2 khử oxit kim loại N (các phản ứng đều xảy ra). M và N lần lượt là những kim loại nào sau đây:

A. Đồng và sắt                        B. Bạc và đồng           C. Đồng và bạc           D. Sắt và đồng

II – Bài tập

1 – Kim loại và hợp chất  tác dụng với với axit, dung dịch muối

Bài 1. Hoà tan hỗn hợp 6,4g CuO và 16g Fe2O3 trong 320ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng có m gam chất rắn không tan, m có giá trị trong giới hạn nào sau đây:

Bài 2. Cho một hỗn hợp gồm 1,12g Fe và 0,24g Mg tác dụng với 250ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88g. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là:

A. 0,15M                     B. 0,12M                     C. 0,1M                       D. 0,20M

Bài 3. Để hoà tan 4g FexOy cần 52,14ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05g/ml). Công thức phân tử của oxit sắt là công thức nào sau đây:

A. Fe2O3                      B. FeO                                    C. Fe3O4          D. Không xác định được.

Bài 4. Cho 17,40g hợp kim X gồm sắt, đồng, nhôm phản ứng hết với H2SO4 loãng, dư ta được 6,40g chất rắn, 9,856 lít khí Y ở 27,3oC và 1atm. Thành phần phần trăm khối lượng của sắt, đồng, nhôm trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 32,18%; 35,5%; 32,32%                            B. 32,18%; 36,79%; 31,03%

C. 33,18%; 36,79%; 30,03%                          D. Kết quả khác

Bài 5. Rắc bột sắt đun nóng vào lọ chứa khí Cl2. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24 lít H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH thì tạo ra 0,03 mol chất kết tủa màu nâu đỏ. Hiệu suất của phản ứng Fe tác dụng với Cl2 là:

A. 13%                B. 43%                        C. 33%                      D. Kết quả khác

Bài 6. Hoà tan hoàn tàn 9,6g kim loại R trong H2SO4 đặc, đun nóng nhẹ thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc). R là kim loại nào sau đây:

A. Fe                    B. Al                           C. Ca                           D. Cu

Bài 7. Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở 27,3oC; 1,1 atm. M là kim loại nào dưới đây?  

A. Zn                   B. Mg                         C. Fe                         D. Al

Bài 8. Cho 20 gam hỗn hợp Fe, Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 11,2 lít khí H2 thoát ra (đktc). Dung dịch thu được nếu đem cô cạn thì lượng muối khan thu được là :

A. 52,5 gam                B. 60 gam                                C. 56,4 gam                D. 55,5 gam

Bài 9. Để hoà tan 4 gam oxit FexOy cần 52,14ml dung dịch HCl 10% (D = 1,05g/ml). Công thức phân tử của oxit sắt là:

A. FeO                        B. Fe2O3                     

C. Fe3O4                      D. Không xác định được

Bài 10. Hoà tan 2,4g oxit của một kim loại hoá trị II vào 21,9g dung dịch HCl 10% thì vừa đủ. Oxi đó là oxit nào sau đây:

A. CuO                       B. CaO                                   

C. MgO                       D. FeO

Bài 11. Cho 6,4g hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1  : 1. Nồng độ mol của dung dịch HCl là giá trị nào sau đây:

A. 1M                          B. 2M                        C. 3M                                      D. 4M

Bài 12. Khi hoà tan cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Biết rằng muối nitrat thu đựơc có khối lượng bằng 151,21% khối lượng muối sunfat. R là kim loại nào sau đây:

A. Zn                           B. Al                           C. Fe                                    D. Mg

Bài 13. Cho 4,64g hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

A. 0,46 lít                    B. 0,16 lít                    C. 0,36 lít                             D. 0,26 lít

Bài 14. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là :

A. FeCO3                    B. FeO                         C. FeS2                                D. FeS

Bài 15. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho O = 16, Fe = 56)
A. 2,52                         B. 2,22                        C. 2,22                                    D. 2,32

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm về sắt và hợp chất của sắt - Ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?