BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ SỐ PHỨC
(MỨC ĐỘ VẬN DỤNG)
MÔN TOÁN 12 NĂM HỌC 2019 – 2020
Câu 1: Cho số phức \(z=x+yi\) với \(x,y\in \mathbb{R}\) thỏa mãn \(\left| z-1-i \right|\ge 1\) và \(\left| z-3-3i \right|\le \sqrt{5}\). Gọi m, M lần lượt là giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=x+2y\). Tính tỉ số \(\frac{M}{m}\)
A. \(\frac{9}{4}\). B. \(\frac{7}{2}\) C. \(\frac{5}{4}\). D. \(\frac{14}{5}\).
Câu 2: Cho số phức z thỏa mãn \(\left| z-2+3i \right|=\left| z-2-3i \right|\). Biết \(\left| z-1-2i \right|+\left| z-7-4i \right|=6\sqrt{2}\), \(M\left( x;y \right)\) là điểm biểu diễn số phức \(z\), khi đó x thuộc khoảng
A. \(\left( 0;2 \right)\). B. \(\left( 1;3 \right)\). C. \(\left( 4;8 \right)\). D. \(\left( 2;4 \right)\).
Câu 3: Cho số phức z thay đổi thỏa mãn \(\left| z-i \right|+\left| z+i \right|=6\). Gọi S là đường cong tạo bởi tất cả các điểm biểu diễn số phức \(\left( z-i \right)\left( i+1 \right)\) khi z thay đổi. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong S.
A. \(12\pi \) B. \(12\pi \sqrt{2}\). C. \(9\pi \sqrt{2}\). D. BF
Câu 4: Trên tập hợp số phức, cho phương trình \({{z}^{2}}+bz+c=0\) với \(b,c\in \mathbb{R}\) Biết rằng hai nghiệm của phương trình có dạng \(w+3\) và \(2w-15i+9\) với \(w\) là một số phức. Tính \(S={{b}^{2}}-2c\)
A. \(S=-32\). B. \(S=1608\). C. \(S=1144\). D. \(S=-64\).
Câu 5: Cho hai số phức \({{z}_{1}}\), \({{z}_{2}}\) thỏa \(\left| {{z}_{1}} \right|=\left| {{z}_{2}} \right|=2\sqrt{5}\). Gọi \(M\), \(N\) lần lượt là điểm biểu diễn hai số phức \({{z}_{1}}\), \({{z}_{2}}\) trên mặt phẳng tọa độ. Biết \(MN=2\sqrt{2}\). Gọi H là đỉnh thứ tư của hình bình hành OMHN và K là trung điểm của ON. Tính \(l=KH\)
A. \(l=3\sqrt{2}\). B. \(l=6\sqrt{2}\). C. \(l=\sqrt{41}\) D. \(l=\sqrt{5}\)
Câu 6: Giá trị của biểu thức \(C_{100}^{0}-C_{100}^{2}+C_{100}^{4}-C_{100}^{6}+...-C_{100}^{98}+C_{100}^{100}\) bằng
A. \( - {2^{100}}\) B. \(-{{2}^{50}}\). C. \({{2}^{100}}\) D. \({{2}^{50}}\)
Câu 7: Cho số phức z thỏa mãn \(\left| z \right|=1\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=\left| 1+z \right|+2\left| 1-z \right|\) bằng
A. \(\sqrt{5}\) B. \(6\sqrt{5}\) C. \(2\sqrt{5}\). D. \(4\sqrt{5}\)
Câu 8: Cho số phức z thoả mãn \(\left| z-3-4\text{i} \right|=\sqrt{5}\) và biểu thức \(P={{\left| z+2 \right|}^{2}}-{{\left| z-\text{i} \right|}^{2}}\) đạt giá trị lớn nhất. Môđun của số phức z bằng
A. 10 B. \(5\sqrt{2}\) C. 13 D. \(\sqrt{10}\)
Câu 9: Cho số phức z thoả mãn đồng thời hai điều kiện \(\left| z-3-4i \right|=\sqrt{5}\) và biểu thức \(M={{\left| z+2 \right|}^{2}}-{{\left| z-i \right|}^{2}}\) đạt giá trị lớn nhất. Môđun của số phức \(z-2-i\) bằng
A. \(\sqrt{5}\). B. 9. C. 25. D. 5.
Câu 10: Cho số phức \(z\). Gọi A, B lần lượt là các điểm trong mặt phẳng \(\left( Oxy \right)\) biểu diễn các số phức z và \(\left( 1+i \right)z\). Tính \(\left| z \right|\) biết diện tích tam giác OAB bằng 8
A. \(\left| z \right|=2\sqrt{2}\) B. \(\left| z \right|=4\sqrt{2}\). C. \(\left| z \right|=2\). D. \(\left| z \right|=4\)
---Để xem chi tiết lời giải của Bài tập trắc nghiệm Số phức mức độ vận dụng môn Toán 12 năm 2020, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm Số phức mức độ vận dụng môn Toán 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !