Bài tập tổng hợp về O2, S từ tổng hợp đến nâng cao môn Hóa học 10 năm 2020

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ O2 , S TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

 

I. Chuỗi phản ứng :

Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. S → SO2 → S → H2S → H2SO4 → SO2 → Na2SO3 → SO2 → SO3 → H2SO4 → FeSO4 → Fe(OH)2 → FeSO4 → BaSO4.

b. Na2S → H2S → K2S → H2S → FeS → H2S → S → H2S → SO2 → H2SO4 →  SO2 → Na2SO3 → SO2 → S → ZnS.

c. H2SO4 → SO2 → H2SO4 → Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3 → K2SO4 →   BaSO4.

Câu 2 : Viết các phương trình phản ứng thực hiện các biến hóa sau :

a. FeS  → SO2 →  SO3  → H2SO4 → CuSO4 → BaSO4                    

b. S  → H2S  → SO2

Câu 3: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau :

S →  H2S → SO2 →  KHSO3 →  K2SO3 → SO2 → CaSO3

Câu 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ:

a. Hidrosunfua →  lưu huỳnh → khí sunfurơ → axit sunfuric → lưu huỳnh đioxit → canxi sunfit → khí sunfurơ → lưu huỳnh  → hidrosunfua → axit sunfuric.

b. Kali permanganat → oxi → khí sunfurơ → lưu huỳnh → trioxit → axit sunfuric → sắt (II) sunfat → sắt (II) hydroxyt

b. sắt (II) oxit → sắt (III) sunfat  → sắt (III) hydroxyt → sắt (III) clorrua.

Câu 5: Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau :

a. H2S   +   O2  →  A (rắn)   +   B (lỏng)                                                                  

b. A   +    O2   →  C

c. MnO2   +    HCl   → D   +   E    +     B                                                  

d. 4.     B   +    C   +   D  →  F   +   G

e. G   +    Ba   →   H   +   I D   +   I      G

II. Nhận biết

Câu 1: Nhận biết các dung dịch mất nhãn:

a. H2SO4, HCl, NaOH, Na2SO4, HNO3.                                           

b. K2SO3, K2SO4, K2S, KNO3.

c. NaI, NaCl, Na2SO4, Na2S, NaNO3.                                                          

d. H2S, H2SO4, HNO3, HCl.

Câu 2: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch: Na2S, Na2SO3, BaCl2, NaCl.

Câu 3: Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch: H2SO4, BaCl2, NaCl, Na2SO3, Na2S.

Câu 4: Nhận biết các chất khí:

a. SO2, H2S, O2,Cl2.                                      

b. Cl2, H2S, O3, O2.

Câu 5: Trình bày phương pháp phân biệt 4 chất rắn : NaCl, Na2CO3, BaSO4, BaCO3 với điều kiện chỉ dùng thêm dung dịch HCl loãng.

III. Bài tập viết PTPƯ và điều chế chất

Câu 1: Viết 2 phương trình chứng minh:

a. SO2 đóng vai trò là chất oxi hóa.  SOđóng vai trò là chất khử.

b. H2S là chất khử.  H2SO4 đặc là chất oxi hóa.

c. S là chất khử.  S là chất oxi hóa.

d. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

Câu 2: Từ FeS2, naCl, O2 và H2O. Viết các pt phản ứng điều chế: Fe2(SO4)3, Na2SO4, nước iaven, Na2SO3, Fe(OH)3.

Câu 3: Từ KCl, Cu, S và H2O. Viết các phương trình điều chế FeCl2, CuCl2, H2S, CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3.

Câu 4: Chia dung dịch axit sunfuric làm ba phân bằng nhau. Dùng dung dịch natri hydroxyt để trung hòa vừa đủ phần thứ nhất.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Trộn phần thứ hai và ba vào nhau rồi rót vào dung dịch thu được một lượng đúng bằng lượng dung dịch đã dùng ở thứ nhất. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và gọi tên sản phẩm.

IV. Xác định chất

Câu 1: Cho 3,36 lít O2(đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị (III) thu được 10,2g oxit. Xác định tên kim loại.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,84g một kim loại hóa trị (II) hết với 0,168 lít khí O2 (đktc). Xác định tên kim loại.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,88g một kim loại  hết với oxi thu được 4,8g oxit. Xác định tên kim loại.

Câu 4: Cho 2,8g một kim loại hóa trị (III) tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric đặc nóng thu được 1,68 lít khí SO2 đktc.   Xác định tên kim loại.

Câu 5: Cho 12,15g một kim loại  tác dụng hết với 1000ml dung dịch axit sunfuric 1,35M. Xác định tên kim loại.

Câu 6:  Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị (II) bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Sau phản ứng phải dùng hết 60ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa lượng axit còn dư. Xác định tên kim loại.

Câu 7: 6,3 gam một kim loại X có hóa trị không đổi tác dụng hoàn toàn với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl ( dư) thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 ở đktc. Xác định kim loại X.

Câu 8:  Cho 1,2 gam kim loại X hóa trị II vào 150ml dung dịch H2SO4 loãng 0,3M, X tan hết, sau đó ta cần thêm 60ml dung dịch KOH 0,5M để trung hòa axit dư. Xác định kim loại X.

Câu 9: Đốt cháy  hoàn toàn 6,8 gam  một chất thì thu được 12,8 gam SO2 và 3,6 gam nước. Xác định công thức của chất đem đốt. Khí SO2 sinh ra cho đi vào 50ml dung dịch NaOH 25% ( d= 1,28g/l). Hỏi muối nào được tạo thành ? Tính nồng độ % của nó trong dung dịch thu được ?

Câu 10: Hòa tan 28,4g một hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại hóa trị II, bằng dung dịch HCl dư đã thu được 10 lít khí ở 54,6oC và 0,8064 atm và dung dịch X.

a. Hãy tính tổng số gam của hai muối trong dung dịch X.

b. Xác định hai kim loại, nếu hai kim loại đó thuộc 2 chu kỳ liên tiếp, cùng một phân nhóm.

c. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu.

Câu 11: Hỗn hợp Y gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ. Trong muối thứ nhất kim loại chiếm 28,57% khối lượng và trong muối thứ hai kim loại chiếm 40% khối lượng.

a. Xác định tên hai muối.

b. Cho 31,8g vào hỗn hợp Y vào 800ml dung dịch HCl 1M. sau phản ứng thu được dung dịch Z. Trong Z có dư axit không? Xác định lượng khí CO2 có thể thu được (không dùng so liệu thí nghiệm câu 3).

c. Cho vào Z một lượng dung dịch NaHCO3 dư thì thu được 2,24 lít khí CO2 ở (đktc). Tính khối lượng mỗi muối trong Y.

V. BT chất dư chất phản ứng hết.

Câu 1: Nung hỗn hợp gồm 3,2g S và 4,2g Fe trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng các chất sau pứng ?

Câu 2: Nung hỗn hợp gồm 3,2g S và 1,3g Zn trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng các chất sau pứng ?

Câu 3: Đun nóng hỗn hợp gồm 11,2g bột sắt và 3,2g bột lưu huỳnh, cho sản phẩm tạo thành vào 500ml dung dịch HCl thì thu  được hỗn khí và dung dịch A.

a. Tính thành phần % về thể tích mỗi chất khí trong hỗn hợp.

b. Để trung hòa HCl còn dư trong dung dịch A phải dùng 250ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.

Câu 4: Nung 5,6 g bột sắt và 13g kẽm với một lượng dư lưu huỳnh. Sản phẩm cảu phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch axit clohidric. Khí sinh ra dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 .

a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?

b. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)(D = 1,1g/ml) cần để hấp thụ hoàn toàn lượng khí sinh ra.

Câu 5: Cho 8,96 lít khí (đktc) H2S vào một bình đựng 85,2g Cl2 rồi đổ vào bình đựng một lít nước để phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Trong bình còn khí gì? Bao nhiêu mol?

b. Tính khối lượng H2SO4 sinh ra.

Câu 6: Một hỗn hợp khí gồm H2S và H2 có số mol theo tỉ lệ 2:1. Chia 6,72 lít hỗn hợp khí trên thành 2 phần bằng nhau.

- Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn.

- Phần 2: sục vào dung dịch Pb(NO3)2 20%.

a. Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy phần 1.

b. Tính khối lượng dung dịch Pb(NO3)2 đủ dùng phản ứng vói phần 2.

Câu 7. Cho 6,72 gam Fe tác dụng hoàn toàn với 30 gam dung dịch H2SO4 98% đặc nóng thu được V lít SO2 ( đktc ) và dung dịch X. Tính V và khối lượng muối trong X ?

Câu 8. Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với 49 gam dung dịch H2SO4 90% đặc nóng thu được V lít SO2 ( đktc ) và dung dịch X. Tính V và khối lượng muối trong X ?

VI.  Xác định muối tạo thành từ phản ứng của H2S và SO2 với bazơ tan

Câu 1. Dẫn toàn bộ 2,24 lít khí H2S vào 100 ml dung dịch KOH 1,6M. Tính khối lượng muối sau phản ứng  ?

Câu 2: Cho 150 g dung dịch H2S 3,4% tác dụng với 250 ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Câu 3: Dẫn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?

Câu 4: Dẫn khí sunfurơ có khối lượng 6,4g vào 250g dung dịch KOH 12%. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?

Câu 5: Dẫn 6,720 ml khí SO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được muối trung hòa. Tính nồng độ mol của NaOH và nồng độ mol muối ?

Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 ( đktc ) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8M thu được m gam kết tủa. Tính m ?

Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 ( đktc ) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam kết tủa. Tính m ?

Câu 8. Hấp thụ hoàn toàn V  lít khí SO2 ( đktc ) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 12 gam kết tủa. Tính V ?

Câu 9. Hấp thụ hoàn toàn V  lít khí SO2 ( đktc ) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M thu được 21,7 gam kết tủa. Tính V ?

Câu 10. Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 ( đktc ) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 aM thu được 6 gam kết tủa. Tính a ?

Câu 11. Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít khí SO2 ( đktc ) vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 aM thu được 24 gam kết tủa. Tính a ?

Câu 12. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch A ( gồm NaOH 1M và KOH 1,5M ) để hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít SO2 ( đktc ) ?

VII. Kim loại + H2SO4

Câu 1: Cho 12 g hỗn hợp gồm Al, Cu tác dụng hết với 500ml dung dịch H2SO4 loãng thu được 11,2 lit  khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại và tính nồng độ mol H2SO4.

b. Tính nồng độ mol muối thu được sau phản ứng.

Câu 2: Cho 31,5 g hỗn hợp gồm Mg, Zn tác dụng hết với 300g dung dịch H2SO4 loãng thu được 17,92 lit khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại và tính nồng độ % H2SO4.

b. Tính nồng độ mol H2SO4 (D= 0,5g/ml).

Câu 3: Cho 25,95g hỗn hợp gồm Zn, ZnO tác dụng hết với 250g dung dịch H2SO4 loãng thu được 7840 ml khí (đktc).

a. Tính % mỗi chất trong hỗn hợp và tính nồng độ % H2SO4.

b. Tính nồng độ % muối.

Câu 4: Cho 39,2 g hỗn hợp gồm Fe, Cu tác dụng hết với 800ml dung dịch H2SO4 đặc nguội thu được 11760ml khí (đktc).

a. Tính thành phần % theo  khối lượng mỗi kim loại và tính nồng độ mol H2SO4.

b. Lấy hết lượng muối trên cho tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,25 M. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng.

Câu 5: Cho 15,15 g hỗn hợp gồm Fe, Al tác dụng hết với 500g dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 13440ml khí (đktc).

a. Tính thành phần % theo  khối lượng mỗi kim loại. Tính nồng độ % H2SO4.

b. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua 300g dung dịch NaOH 11,4% Tínhkhối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Câu 6: Cho 6,48g hỗn hợp gồm FeO, Ag tác dụng hết với 800ml dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,344lít khí (đktc).

a. Tính thành phần % theo  khối lượng mỗi kim loại. Tính nồng độ mol H2SO4.

b. Lấy hết lượng muối trên cho tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1,25 M. Tính nồng độ mol các chất thu được sau phản ứng.

Câu 7: Cho mg hỗn hợp gồm Fe, Zn, Cu tác dụng hết với  dung dịch H2SO4 loãng thu được 13,44 lít  khí (đktc) và 9,6g chất rắn. Mặt khác cũng lấy mg hỗn hợp nói trên cho tác dụng hết với  dung dịch H2SO4 đặc nguội thu được 7,84 lít khí (đktc).

Tính m? Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại.

Câu 8: Cho 35,2g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 8960ml khí (đktc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại.

b. Cho cùng lượng hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đặc 78% đã dùng.

Câu 9: Chia 15,57g hỗn hợp gồm Al, Fe, Ag làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì được 3,528 lít H2và 3,24g một chất rắn.

- Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư.

a. Tính khối lượng mỗi kim loại.                                          

b. Tính thể tích SO2 thu được ở phần 2. (các thể tích đo đktc).

Câu 10: Cho 19,8g hỗn hợp Al,Cu, CuO tác dụng vừa đủ với 147g dung dịch H2SO4 đặc 60% nóng thu được 8,96 lít khí (đkc).

a. Tính khối lượng mỗi kim loại.

b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập tổng hợp về O2, S từ tổng hợp đến nâng cao môn Hóa học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?