Bộ 112 bài tập tổng ôn Chương 6 Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020

BỘ 112 BÀI TẬP TỔNG ÔN CHƯƠNG 6 OXI VÀ LƯU HUỲNH MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

 

A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho 13 gam kẽm tác dụng với 3,2 gam lưu huỳnh sản phẩm thu được sau phản ứng là:

A.ZnS                         B.ZnS và S                              C.ZnS và Zn               D.ZnS, Zn và S.

Câu 2: Kim loại nào sau đây sẽ thụ động hóa khi gặp dd H2SO4 nguội.

A. Al và Zn.                B. Al và Fe                              C. Fe và Cu.                D. Fe và Mg.

Câu 3: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng:

SO2 + 2Mg → 2MgO + S    

SO2+ Br2 + H2O → 2HBr +H2SO4.

Tính chất của SO2 được diễn tả đúng nhất là:

A. SO2 chỉ có tính oxi hoá.                                         B. SO2 chỉ có tính khử.

C. SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.              D. A, B, C đều sai.

Câu 4: Kim loại nào sau đây tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.

A. Al                           B. Fe                                       C. Hg                           D. Cu

Câu 5: Hidrô sunfua có tính khử mạnh là do trong  hợp chất H2S lưu huỳnh có số oxi hóa:

A. Thấp nhất.             B. Cao nhất.                            C. Trung gian.             D. Lý do khác.

Câu 6: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3, tổng số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:

A. 3                             B. 4                                         C. 5                             D. 6

Câu 7:  Dãy chất gồm những chất vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử là:

A. H2S, SO2                B. SO2, H2SO4                       C. F2, SO2                   D. S, SO2

Câu 8: Không  dùng axit sunfuric đặc để làm khô khí :

A. O3                                   B. Cl2                                       C. H2S                         D. O2

Câu 9: Cho 11,2 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là : (Fe=56, Cu=64)

A. 2,24 lít                    B. 3,36 lít                                C. 4,48 lít                    D. 6,72 lít

Câu 10 : Cho phương trình phản ứng:

S   +    2H2SO4 đặc, nóng   → 3SO2  + 2H2O

Trong phản ứng trên, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là :

 A. 1 : 2                       B. 1 : 3                                    C. 3 : 1                        D. 2 : 1

Câu 11: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dd H2SO4 loãng.

A.Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2  

B. CuO, Fe(OH)­2, Al, NaCl.

C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.                                   

D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4

Câu 12: Khi cho 9,6 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng,  lấy dư. Thể tích khí SO2 thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ở (đktc) là: (H=1, S=32, Cu =56)

A. 2,24 lít                    B. 3,36 lít                    C. 4,48 lít                    D. 6,72 lít

Câu 13: Cho các chất: Cu, CuO, BaSO4, Mg, KOH, C, Na2CO3. Tổng số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là:

A. 4                             B. 5                             C.6                              D. 7

Câu 14:  Dãy chất gồm những chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng oxi - hóa khử là:

A. H2SO4, F2                  B. SO2, H2SO4                      

C. F2, SO2                      D. S, SO2

Câu 15: Axit sufuric đặc, nguội có thể đựng trong bình chứa làm bằng:

A. Cu                           B. Ag                           C. Ca                           D. Al

Câu 16: Khí  không  thu được bằng phương pháp «dời chỗ nước  là :

A. O2                                     B. HCl            

C. N2                            D. H2

Câu 17: Cho 5,4 gam Al và 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là :

A. 6,72 lít                    B. 3,36 lít                             

C. 13,44 lít                D. 4,48 lít

Câu 18: .Với số mol lấy bằng nhau, phương trình hĩa học no dưới đây điều chế được nhiều oxi hơn

A. 2 KClO3 → 2KCl +3O2                

B. 2 KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

 C. 2HgO → 2Hg + O2                           

D. 2KNO3 → 2KNO2 + O2

 Câu 19: Trong phương trình 

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

Vai trò của các chất là:

A.SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa                                  

B.SO2 là chất oxi hóa, Br2 là chất khử

C.Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử                                  

D.SO2 là chất khử, H­2O là chất oxi hóa

 Câu 20: . Khi cho Fe vào các axit sau, trường hợp nào không xảy ra phản ứng :

A. HCl                         B. H2SO4 đặc nóng     

C. H2SO4 loãng             D. H2SO4 đặc, nguội

Câu 21: Trộn 1 mol H2O với 1 mol H2SO4. Dung dịch axit thu được có nồng độ:

A. 50%                

B.84,48%     

C. 98%       

D. 98,89%

Câu 22: Dãy kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là:

A. Cu, Zn, Na                        B.Ag, Fe, ba, Sn                      

C. K, Mg,Al,Fe, Zn               D. Au, Pt, Al

Câu 23: Hai thuốc thử để phân biệt 4 chất bột sau: CaCO3, Na2CO3, BaSO4 có thể dùng

A. H2O, dd NaOH      B. H2O, dd HCl                      C. H2O, dd  BaCl2                  D. BaCl2, NaCl

Câu 24: Trong các khí sau, khí nào không thể làm khô bằng H2SO4 đặc:

A. SO2                        B. CO2                                    C. H2S                         D. O2

Câu 25: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là:

A. Cu                          B. SO2                                     C. Quỳ tím                  D. O2

Câu 26: Sai khi hoà tan 8,45g oleum A vào nước được dung dịch B, để trung hòa dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của oleum là:

A. H2SO4. 10SO3          B. H2SO4 .3SO3                      C. H2S04 . SO3             D. H2SO4 .2SO3

Câu 27: Cho một hỗn hợp gồm 13g kẽm và 5,6 g sắt tác dụng với axít sunfuric loãng, dư thu được V lít khí hidro (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48l                       B. 2,24 l                                  C. 6,72l                         D, 67,2l

Câu 28: Tỉ khối của 1 hỗn hợp gồm Oxi và Ozon đối với Heli bằng 10,24. Thành phần phần trăm về thể tích của Oxi và Ozon là:

A. 44% và 66%           B 44% và 56%                       

C. 40% và 60%           D. 35% và 75%

Câu 29: Cặp kim loại nào sau đây thụ động với H2SO4 đặc nguội:

A. Zn, Al                     B. Cu, Cr                                 C. Al, Fe                     D. Cu, Ag

Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 0,8125g một kim loại hoá trị II và dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,28 kít khí SO2 (đktc).Kim loại đã dùng là:

A. Mg                          B. Cu                                      C. Zn                         D. Fe

Câu 31: Phản ứng không xảy ra là

A. 2Mg + O2 → 2MgO                                              

B. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O

C. 2Cl2 + 7O2 →  2Cl2O7        

D. 4P + 5O­2 → 2P2O5

Câu 32: Ở điều kiện thường, để so sánh tính oxi hóa của oxi và ozon ta có thể dùng

A. Ag                                      B. Hg

C. S                                         D. KI

Câu 33: Nhiệt phân hoàn toàn 3,634 gam KMnO4, thể tích O2 thu được là (K = 39, Mn = 55, O = 16)

A. 224 ml                                B. 257,6 ml

C. 515,2 ml                             D. 448 ml

Câu 34: Nguyên tố lưu huỳnh có Z = 16. Công thức oxit cao nhất của lưu huỳnh là

A. S2O5                                               B. SO                     C. SO2                                    D. SO3

Câu 35: Khí thu được bằng phương pháp dời chỗ nước là

A. O2 và SO2                          B. Cl2 và HCl

C. O2 và Cl2                            D. O2 và N2

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

B. TỰ LUẬN

Câu 84: Chia 10 gam hỗn hợp gồm hai kim loại A, B có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phân 1 đốt cháy hoàn toàn cần V lít khí O2 ở đkct, thu được 5,32 gam hỗn hợp hai oxit. Phần còn lại hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl ( dư) thấy có V’ lít khí H2 thoát ra ở đktc và m gam muối clorua. Tính các giá trị: V, V’, m?

Câu 85:  Hỗn hợp khí (A) gồm khí Cl2 và O2. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra  37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % ( theo thể tích ) của mỗi khí trong hỗn hợp (A).

Câu 86. Hòa tan 32 gam X ( Fe, Mg, Al, Zn ) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác 32 gam X tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít SO2 ( đktc ). Tính %Fe về khối lượng ?

Câu 87. Hòa tan m gam hai kim loại A và B có hóa trị không đổi bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 ( đktc ). Mặt khác hòa m hỗn hợp đó bằng H2SO4 đặc dư thu được V lít SO2 ( đktc ). Tính V ?

Câu 88:  Để 6,72 gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 7,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít  khí SO2(đktc). Tính V và số mol H2SO4 tham gia phản ứng.

Câu 89: Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp X có khối lượng 12 gam gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hết X vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 3,36 lít khí SO2 đo ở đktc. Tính m và số mol H2SO4 p/ứng ?

Câu 90: Để m gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian được 7,2 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hết  X vào dung dịch H2SO4 đặc thu được V lít khí SO2 (ở đktc). Tính m và V biết số mol H2SO4 đã pứ là 0,2 mol.

Câu 91. Cho 12,8 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch X. Tính khối lượng muối có trong X ?

Câu 92. Cho 23,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 1,12 lít khí SO2 ( đktc ) và dung dịch Y. Tính khối lượng muối có trong Y ?

Câu 93:  Cho 10,24 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng thấy có 0,27 mol  H2SO4 tham gia phản ứng, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Xác định giá trị của m.

Câu 94. Tính thể tích dung dịch A ( NaOH 1M và Ca(OH)2 0,5M ) để trung hòa 100 ml dung dịch KOH 1M.

Câu 95. Tính thể tích dung dịch A ( NaOH 1M và Ca(OH)2 1M ) để trung hòa 200 ml dung dịch B ( HCl 1M và HNO31M)

Câu 96. Tính thể tích dung dịch A (NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M ) để trung hòa 200 ml dung dịch B (HCl 1M và H2SO4 0,5M)

Câu 97:Tính thể tích dung dịch A( KOH 0,5M và Ca(OH)2 0,5M ) để trung hòa 200 ml dung dịch B ( HCl 1M và H2SO4 1M)

Câu 98. Hòa tan 4,64 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2. Xác định oxit sắt ?

Câu 99. Hòa tan 3,6 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2. Xác định oxit sắt ?

Câu 100. Hòa tan 16 gam một oxit sắt trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 40 gam muối khan. Xác định oxit sắt ?

Câu 101. Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,56 lít khí X. Xác định X ?

Câu 102. Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí X. Xác định X ?

Câu 103. Hòa tan hoàn toàn một oxit FexOy bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 ở đktc, phần dung dịch chứa 120g một muối sắt duy nhất. Xác định công thức của oxit sắt

Câu 104. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O) có tỉ khối so với He là 12. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Ycó khối lượng là 14,4 gam.

a. Tính % ( theo thể tích) mỗi khí trong hỗn hợp X ?

b. Tính hiệu suất phản ứng

Câu 105. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O) có tỉ khối so với H2 là 22,4. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 27,185.

a. Giải thích tại sao tỉ khối so với H2 lại tăng sau phản ứng ?

b. Tính hiệu suất phản ứng

Câu 106. Hỗn hợp khí X ( SO2 và O) có tỉ khối so với H2 là 25,6. Đun nóng X với V2O5 sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 32.

a. Giải thích tại sao tỉ khối so với H2 lại tăng sau phản ứng ?

b. Tính hiệu suất phản ứng

Câu 107. Hỗn hợp A gồm SO2 và không khí có tỷ lệ mol là 1: 5. Nung nóng hỗn hợp A với xúc tác V2O5 thì thu được hỗn hợp   khí B, tỷ khối của hỗn hợp A so với B là 0,93 (Biết không khí có 20% O2 và 80% N2). Hiệu suất của phản ứng trên ?

Câu 108: Đốt cháy hoàn toàn m gam Cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với H2 là 15.   

a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).

b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa .

Câu 109: Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít khí oxi ở đktc, thu được hỗn hợp khí (A) có tỉ khối so với oxi là 1,25.           

a. Tính % ( theo thể tích ) mỗi khí trong hỗn hợp (A).

b. Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí (A) vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 ( dư) thấy có 6 gam kết tủa.

Câu 110. Hòa tan hoàn 14,4 gam hỗn hợp Fe và FeS bằng 200 ml dung dịch HCl vừa đủ thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 9. Tính % Fe về khối lượng và nồng độ mol của HCl đã dùng ?

Câu 111.  Hỗn hợp X gồm Fe và S. Nung nóng 20g X để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn Y bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 6,333. Tính %Fe về khối lượng ?

Câu 112.  Hỗn hợp X gồm Al và S. Nung nóng 10,2g X để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn Y bằng dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 9. Tính %Al về khối lượng ?

...

Trên đây là phần trích dẫn Bộ 112 bài tập tổng ôn Chương 6 Oxi - Lưu huỳnh môn Hóa học 10 năm 2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?