BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG VII TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC MÔN HÓA 10 NĂM 2020
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
1. Phát biểu nào sau đây đúng :
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được tốc độ phản ứng.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
C. Bất cứ phản ứng nào khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
D. Tuỳ theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để tăng tốc độ phản ứng.
2. Tốc độ của phản ứng : X2 + Y2 → 2XY
Dựa vào biểu thức tính tốc độ phản ứng thì trong số các điều khẳng định sau đây điều nào phù hợp với biểu thức tính tốc độ phản ứng :
A. Tốc độ của phản ứng hoá học tăng lên khi có mặt chất xúc tác.
B. Tốc độ của phản ứng hoá học được đo bằng sự biến đổi nồng độ của các chất tham gia phản ứng .
C. Tốc độ của phản ứng hoá học tỉ lệ thuận với tích các nồng độ của các chất tham gia phản ứng.
D. Tốc độ của phản ứng hoá học thay đổi khi tăng thể tích dung dịch chất tham gia phản ứng.
3. Một phản ứng hoá học được biểu diễn như sau :
Các chất phản ứng → Các sản phẩm.
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
A. Chất xúc tác
B. Nồng độ các chất phản ứng
C. Nồng độ các sản phẩm
D. Nhiệt độ.
4. Cho phản ứng 2A + B → C. Nồng đoọ ban đầu của A là 6M của B là 5M. Hằng số vận tốc K = 0,5. Vận tốc phản ứng khi đã có 55% chất B tham gia phản ứng là :
A. 2,5
B. 1,5
C. 3,5
D. Tất cả đều sai.
5. Có phản ứng A + B → C. Biết rằng nếu nồng độ ban đầu của chất A là 0,01M, của chất B là 0,002M thì sau 25 phút lượng chất C hình thành là 10% khối lượng của hỗn hợp. Nếu nồng độ chất A vẫn như cũ, nồng độ chất B là 0,01M thì sau bao lâu lượng chất C thu được cũng là 10% ?
A. 4 phút
B. 10 phút
C. 5 phút
D. 15 phút.
6. Cho phản ứng : A(k) + 2B(k) → C(k) + D(k)
a. Khi nồng độ chất B tăng lên 3 lần và nồng độ chất A không đổi thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm đi bao nhiêu lần ?
A. Tăng 9 lần
B. Giảm 9 lần
C. Tăng 4,5 lần
D. Kết quả khác.
b. Khi áp suất của hệ tăng lên 2 lần thì tốc độ của phản ứng tăng lên là :
A. 9 lần
B. 8 lần
C. 4 lần
D. 6 lần.
7. Cho phản ứng N2 + 3H2 ⇔ 2NH3. Sau một thời gian, nồng độ các chất như sau \(\left[ {{N_2}} \right]\) = 2,5 mol/l; \(\left[ {{H_2}} \right]\) = 1,5 mol/l; \(\left[ {N{H_3}} \right]\) = 2 mol/l. Nồng độ ban đầu của N2 và H2 lần lượt là :
A. 2,5M và 4,5M
B. 3,5M và 2,5M
C. 1,5M và 3,5M
D. 3,5M và 4,5M.
8. Cho 5,6g sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường. Ý nào sau đây là đúng : Tốc độ của phản ứng tăng khi :
A. Dùng dung dịch H2SO4 2M thay dung dịch H2SO4 4M.
B. Tăng thể tích dung dịch H2SO4 4M lên gấp đôi.
C. Giảm thể tích dung dịch H2SO4 4M xuống một nữa.
D. Dùng dung dịch H2SO4 thay dung dịch H2SO4 4M.
9. Xét phản ứng 2A(k) + B(k) ⇔ 2D(k). Phản ứng thực hiện trong bình kín, dung tích không đổi là V lít và nhiệt độ ở toC. Nếu áp suất tăng lên 6 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên là :
A. 215 lần
B. 216 lần
C. 214 lần
D. Kết quả khác
10. Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên gấp đôi. Nếu nhiệt độ từ 25oC lên 75oC thì tốc độ phản ứng tăng lên là bao nhiêu ?
A. 32 lần
B. 16 lần
C. 48 lần
D. 64 lần.
11. Xét phản ứng H2 + Cl2 ⇔ 2HCl. Khi nhiệt độ tăng thêm 25oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần. Vậy khi nhiệt độ từ 20oC đến 170oC thì tốc độ phản ứng tăng lên là :
A. 728 lần
B. 726 lần
C. 730 lần
D. Kết quả khác.
12. Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Nếu muốn tốc độ phản ứng trên tăng lên 243 lần thì cần phải thực hiện ở nhiệt độ là bao nhiêu ? Biết phản ứng đang thực hiện ở nhiệt độ 20oC.
A. 70oC
B. 80oC
C. 90oC
D. 60oC.
13. Cho phản ứng 2A(k) + B2(k) ⇔ 2AB(k) được thực hiện trong bình kín. Khi tăng áp suất lên 4 lần thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào ?
A. Tốc độ phản ứng tăng lên 32 lần.
B. Tốc độ phản ứng tăng lên 64 lần.
C. Tốc độ phản ứng không thay đổi.
D. Tốc độ phản ứng tăng lên 84 lần.14. Nếu ở 150oC, một phản ứng hoá học kết thúc sau 16 phút. Nếu hạ nhiệt độ xuống 80oC thì thời gian để kết thúc là bao nhiêu phút ? Biết hệ số nhiệt độ của phản ứng trong khoảng nhiệt độ đó là 2,5.
A. 9660 phút
B. 9670 phút
C. 9760 phút
D. 9770 phút.
15. Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ của một phản ứng tăng lên 3 lần. nếu nhiệt độ giảm từ 70oC xuống 40oC thì tốc độ của phản ứng sẽ giảm là :
A. 27 lần
B. 37 lần
C. 26 lần
D. 28 lần.
CÂN BẰNG HOÁ HỌC
16. Hãy cho Biết trong những câu sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S), điền vào chỗ trống cho thích hợp:
TT | Nội dung | Đ | S |
A | Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại. |
|
|
B | Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt trạng thái cân bằng hoá học |
|
|
C | Chỉ có phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hoá học. |
|
|
D | Ở trạng thái cân bằng khối lượng các chất ở hai vế của phương trình phải bằng nhau. |
|
|
17. Câu trả lời nào sau đây là đúng. Hằng số cân bằng K của một phản ứng :
A. Phụ thuộc vào sự có mặt chất xúc tác.
B. Phụ thuộc vào sự tăng hay giảm thể tích dung dịch .
C. Phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Phụ thuộc vào áp suất hoặc nồng độ.
18. Cho phản ứng 2SO2 + O2 ↔ 2SO3
Phản ứng được thực hiểntong bình kín. Yếu tố nào sau đâykhông làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi ?
A. Biến đổi dung tích của bình phản ứng.
B. Biến đổi nhiệt độ.
C. Biến đổi áp suất.
D. Sự có mặt chất xúc tác.
19. Cho phản ứng CO + H2O ↔ CO2 + H2 ở toC có K = 1. Biết nồng độ ban đầu của CO bé hơn H2O là 3 mol/l . Nếu nồng độ của CO2 và H2 ở toC có K = 1. Biết nồng độ ban đầu của CO bé hơn H2O là 3 mol/l. Nếu nồng độ của CO2 và H2 lúc cân bằng bằng 2 mol/l thì nồng dộ ban đầu của CO và H2O là :
A. 6M và 3M
B. 5M và 2M
C. 7M và 4M
D. Kết quả khác.
20. Cân bằng của phản ứng H2 + I2 ↔ 2HI được thành lập ở toC khi nồng độ các chất =0,8 mol/l ; =0,6mol/l; =0,96 mol/l. Nồng độ ban đầu của H2 và I2 lần lượt là :
A. 1,82M và 1,80M
B. 1,18M và 1,08M
C. 1,28M và 1,08M
D. Kết quả khác.
21. Cho phương trình phản ứng X + Y ↔ Z + T
Người ta trộn 4 chất X, Y, Z và T, mỗi chất 1 mol vào một bình kín có thể tích không đổi. Khi cân bằng được thiết lập, lượng chất T trong bình là 1,5 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng là bao nhiêu ?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 7.
22. Cho phản ứng CO(k) + H2O(k) ↔ CO2(k) + H2(k). Ở toC K=1. Nếu nồng độ ban đầu = 0,1 mol/l ; = 0,4 mol/l thì nồng độ lúc cân bằng của các chất trên lần lượt là :
A. 0,02M ; 0,32M ; 0,08M và 0,08M
B. 0,01M ; 0,16M ; 0,04M và 0,04M.
C. 0,03M và 0,32M ; 0,06M và 0,06M.
D. Kết quả khác.
23. Cho phản ứng CO(k) + H2O(k) ↔ CO2(k) + H2(k). Ở toC, K = 1, khi có cân bằng = 0,03 mol/l ; = 0,04 mol/l.
a. Nồng độ ban đầu của CO là :
A. 0,039M
B. 0,093M
C. 0,083M
D. 0,073M.
b. Nếu 90% CO chuyển thành CO2 và nồng độ ban đầu của CO là 1 mol/l thì lượng nước cần phải đưa vào là bao nhiêu ?
A. 6M
B. 7M
C. 8M
D. 9M.
24. Hãy cho Biết những câu sau đây, câu nào đúng (Đ), câu nào sai (S) và điền vào chỗ trống cho thích hợp:
TT | Nội dung | Đ | S |
A | Sự thay đổi nhiệt độ không làm thay đổi vị trí cân bằng. |
|
|
B | Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm thay đổi vị trí cân bằng. |
|
|
C | Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng làm thay đổi hằng số cân bằng. |
|
|
D | Sự thay đổi nhiệt độ làm thay đổi hằng số cân bằng. |
|
|
25. Việc sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau đây :
N2(k) + 3H2(k) ↔ 2NH3(k)
Muốn sản xuất amoniac đạt hiệu quả cao, người ta phải thay đổi yếu tố nào sau đây :
A. Tăng nhiệt độ hoặc cho chất xúc tác.
B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
C. Lấy NH3 ra khỏi hệ.
D. B và C đều đúng.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 7 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Trần Cao Vân. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.