Bài tập ôn tập Bảng tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Trần Văn Kiệt

BÀI TẬP ÔN TẬP BẢNG TUẦN HOÀN MÔN HÓA HỌC 10 TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN KIỆT

 

Câu 1. Dãy chất HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2 được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit

A. tăng dần.                     B. giảm dần.                       C. không biến đổi.           D. không xác định.

Câu 2. Tính axit của các oxi axit thuộc VA theo trật tự giảm dần là:

A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3.                           B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4.

C. HNO3, H3PO4, H3AsO4, H3SbO4.                           D. HNO3, H3SbO4, H3AsO4, H3PO4

Câu 3. Bazơ mạnh nhất là:

A. Mg(OH)2                   B. NaOH                              C. Al(OH)3                          D. Si(OH)4 – H2SiO3

Câu 4. Sự biến đổi tính bazơ của dãy NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

A. tăng dần.                     B. giảm dần.                       C. không biến đổi.           D. không xác định.

Câu 5. Tính bazơ của các oxit Na2O, Al2O3, MgO, SiO2 giảm dần là:

A. Na2O > Al2O3 > MgO > SiO2                                C. Al2O3 > SiO2 > MgO > Na2O

B. Na2O > MgO > Al2O3 > SiO2                                D. MgO < Na2O < Al2O3 < SiO2

Câu 6. Tính bazơ Al2O3; MgO; CaO; K2O được xếp theo chiều:

A. tăng dần.                     B. giảm dần.                       C. không biến đổi.           D. không xác định.

Câu 7. Tính bazơ Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2 được xếp theo chiều:

A. tăng dần.                     B. giảm dần.                       C. không biến đổi.           D. không xác định.

Câu 8. So sánh tính Bazơ của các hiđroxit sau: NaOH, Mg(OH)2, Si(OH)4, Al(OH)3

A. Al(OH)3 > NaOH > Mg(OH)2 > Si(OH)4              C. NaOH > Mg(OH)4 > Si(OH)4 > Al(OH)3

B. NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 > Si(OH)4              D. Si(OH)4 > NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3

Câu 9. Hiđroxit mạnh nhất trong các hiđroxit Al(OH)2, NaOH, Mg(OH)2, Be(OH)2:

A. Al(OH)3                  B. NaOH                     C. Mg(OH)2                             D. Be(OH)2

Câu 10. Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử: 13Al, 6C, 16S, 11Na, 12Mg. Chiều giảm tính bazơ và tăng tính axit của các oxit như sau:

A. Na2O < MgO < CO2 < Al2O3 < SO2                     B. MgO < Na2O < Al2O< CO< SO2;

C. Na2O < MgO < Al2O3 < CO2 < SO2                     D. MgO < Na2O < CO2 < Al2O3 < SO2.

Câu 11. Mg là nguyên tố nhóm IIA, oxit cao nhất của nó có công thức là:

A. MgO                          B. MgO4                               C. Mg2O                                    D. Mg2O3

Câu 12. M là nguyên tố nhóm IA, oxit cao nhất của nó có công thức là:

A. MO                            B. MO2                                 C. M2O                                      D. M2O5

Câu 13. X là nguyên tố nhóm VIIA, hợp chất khí của nó với Hidro có công thức là:

A. HX                            B. HX2                                 C. XH3                                       D. H4X

Câu 14. Nguyên tố R có cấu hình e 1s2 2s2 2p3, công thức hợp chất khí với Hidro và công thức hợp chất oxit cao nhất là:

A. RH4 và RO2                    B. RH3 và R2O5                   C. RH2 và RO3              D. RH3 và R2O3

Câu 15. Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức RH3. Nguyên tố R là:

A. Cl                              B. C                                      C. P                                            D. Ca

Câu 16. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R là:

A. Na                             B. S                                      C. N                                           D. Si

Câu 17. Hợp chất RO2, trong đó Oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố R là:

A. K = 39                       B. C = 12                             C. Zn = 65                                 D. S = 32

Câu 18. Hợp chất RH3, trong đó Hidro chiếm 17,65% về khối lượng. Nguyên tố R là:

A.  K= 39                       B. N = 14                             C. P = 31                                    D. Br = 80

Câu 19. Hợp chất R2O3, trong đó R chiếm 52,94% về khối lượng. Nguyên tố R là:

A. Al = 27                      B. Ca = 40                            C. Mg = 24                                D. Ag = 108

Câu 20. Nguyên tố R có số e lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Nguyên tử khối của nguyên tố R là:  

A. 14                              B.  32                                   C.  39                              D.  16 

Câu 21. Nguyên tố R thuộc nhóm IVA. Trong hợp chất của nó với Hidro thì Hidro chiếm 25% về khối lượng. Nguyên tố R là:

A. K = 39                       B. C = 12                              C. Zn = 65                      D. S = 32

Câu 22. Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công thức R2O5, trong hợp chất của nó với Hidro thì R chiếm 82,35% về khối lượng. Nguyên tố R là: 

A.  K= 39                        B. N = 14                            C. P = 31                          D. Br = 80

Câu 23. Hợp chất khí của một nguyên tố với Hidro có dạng RH3, trong hợp chất oxit cao nhất thì Oxi chiếm 56,34% về khối lượng. Nguyên tử khối của R là:     

A. 14                               B.  31                                    C.  39                             D. 16 

Câu 24. Hợp chất khí với Hidro của Y là YH4. Oxit cao nhất của nó chứa 46,67% Y về khối lượng. Nguyên tố Y là:            

A.  Lưu huỳnh                   B.  Silic                              C.  Cacbon                  D.  Natri 

Câu 25.Một nguyên tố Y thuộc nhóm VIA trong bảng tuàn hoàn. Hợp chất X của Y với hiđro có 94,12%Y về khối lượng. Công thức của X là: 

A.  HCl                          B.  H2S                                C.  H2O                             D.  H2Se 

Câu 26. Nguyên tố R có Z = 25, vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

A. chu kì 4, phân nhóm VIIA                                                      B. chu kì 4, phân nhóm VB

C. chu kì 4, phân nhóm IIA                                                         D. chu kì 4, phân nhóm VIIB

Câu 27.Cho biết Cr có 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1. Vị trí của Cr trong BTH là:

A. ô 17, chu kì 4, nhóm IA                                                          C. ô 24, chu kì 4, nhóm VIB          

B. ô 24, chu kì 3, nhóm VB                                                              D. ô 27, chu kì 4, nhóm IB

Câu 28. Cấu hình electron của Sắt là 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của sắt trong BTH là:

A. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIA.                  B. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIA.

C. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm IIB.                       D. Ô thứ 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.

Câu 29. Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có các electron hóa trị là 3d34s2?

A.  Ckì 4, nhóm VA.    B.  Ckì 4, nhóm VB.     C.  Ckì 4, nhóm IIA.      D.  Ckì 4, nhóm IIIA.

Câu 30.Nguyên tố X có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1. Vậy trong bảng tuần hoàn, vị trí của X thuộc:   

A.  Chu kì 4, nhóm IB.                                               B.  Chu kì 4, nhóm IA.

C.  Chu kì 4, nhóm VIA.                                            D.  Chu kì 4, nhóm VIB.

Câu 31. Ion  có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong BTH

A. ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA                                               C. ô 18, chu kì 3, nhóm VIA

B. ô 19, chu kì 4, nhóm IA                                                     D. ô 7, chu kì 4, nhóm IIA

Câu 32. Anion  có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong BTH là:

A. ô thứ 15, chu kì 3, phân nhóm VA                                       C. ô thứ 16, chu kì 2, phân nhóm VA      

B. ô thứ 17, chu kì 3, phân nhóm VIIA                                    D. ô thứ 21, chu kì 4, phân nhóm IIIB

Câu 33.Anion  có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của X là:

A. ô 11, chu kì 3, nhóm IA                                            C. ô 10, chu kì 2, nhóm VIIIA

B. ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA                                          D. ô 15, chu kì 3, nhóm VA

Câu 34. Anion X - có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s2 3p6. Nguyên tố X là: 

A.  Clo                        B.  Canxi                  C.  Lưu huỳnh               D.  Kali 

Câu 35. Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc:    

A. chu kì 4, nhóm VIIIB.        B. chu kì 4, nhóm VIIIA.  

C. chu kì 3, nhóm VIB.           D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 36. Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố X và Y trong bảng tuần hoàn là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA

C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

Câu 37.Nguyên tố G nằm ở chu kì 3, nhóm IIA. Cấu hình electron của G là:

A. 1s2 2s2                            B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4                     C. 1s2 2s2 2p6 3s3                            D. 1s2 2s2 2p6 3s2

Câu 38.Nguyên tố X nằm ở chu kì 4, nhóm IA. Cấu hình electron của X là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1                                                             B. 1s²2s²2p63s²3p63d104s1

C. 1s²2s²2p63s²3p63d1                                                                 D. 1s²2s²2p63s²3p63d104s24p1

Câu 39.Nguyên tố Y nằm ở chu kì 4, nhóm IB. Cấu hình electron của X là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1                                                             B. 1s²2s²2p63s²3p63d104s1

C. 1s²2s²2p63s²3p63d1 D. 1s²2s²2p63s²3p63d104s24p1

Câu 40.Nguyên tố Z nằm ở chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron của X là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s3                                                            

B. 1s²2s²2p63s²3p64s24p1

C. 1s²2s²2p63s²3p63d3

D. 1s²2s²2p63s²3p63d104s24p1

Câu 41.Chọn nguyên tử có cùng chu kì với nguyên tử có cấu hình electron 1s2 2s2 2p4

A. 1s2 2s1               B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2                C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6               D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

Câu 42.Chọn nguyên tử có cùng nhóm với nguyên tử có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6

A. 1s2 2s2 2p6                            B. 1s2 2s2 2p4                        C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6                D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

Câu 43.Cho cấu hình electron của các hạt vi mô sau:    

X: [Ne] 3s2 3p1                  

Y2+: 1s2 2s2 2p6

Z: [Ar] 3d5 4s2                       

M2-: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6                              

T2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Những nguyên tố X, Y, Z, M, T thuộc chu kì 3 là:

A. X, T                 B. X, M, T                             C. X, Y, M                            D. X, Y, M, T

Câu 44.Cho nguyên tử các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình e như sau

X1. 1s²2s²2p63s²   

X2. 1s²2s²2p63s²3p64s1.          

X3. 1s²2s²2p63s²3p64s².

X4. 1s²2s²2p63s²3p5.         

X5. 1s²2s²2p63s²3p63d64s²      

X6. 1s²2s²2p63s²3p4.

Các nguyên tố cùng phân nhóm chính là

A. X1, X2 và X6.          B. X1, X2.                    C. X1, X3.                    D. X1, X3 và X5.

Câu 45.Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn?

A. 9, 11, 13                     B. 17, 18, 19                       C. 20, 22, 24                           D. 3, 11, 19

Câu 46.Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây bao gồm các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn?

A. 2, 10                           B. 5, 15                               C. 7, 17                                   D. 18, 26

Câu 47.Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự kim loại natri?

A. 12, 14, 22, 42             B. 3, 19, 37, 55                   C. 4, 20, 38, 56                       D. 5, 21, 39, 57

Câu 48.Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electrron trong các phân lớp p là 8. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:

A. X có số thứ tự 14, chu kì 3. nhóm IVA                 B. X có số thứ tự 12, chu kì 3. nhóm IIA

C. X có số thứ tự 13, chu kì 3. nhóm IIIA                 D. X có số thứ tự 15, chu kì 3. nhóm VA

Câu 49.Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là (n-1)d5ns1  ( ). Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

A. Chu kì n, nhóm IB. 

B. Chu kì n, nhóm IA. 

C.  Chu kì n, nhóm VIA.   

D. Chu kì n, nhóm VIB.

Câu 50.Cấu hình e của nguyên tố K là 1s22s22p63s23p64s1. Tổng số hạt trong nhân của K là 39 hạt. Vậy nguyên tố K có đặc điểm:

A. K thuộc chu kì 4, nhóm IA                           B. Số nơtron trong nhân K là 20

C. Là nguyên tố mở đầu chu kì 4                       D. Cả A, B, C đều đúng.

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập ôn tập Bảng tuần hoàn môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Trần Văn Kiệt, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?