33 CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC TẾ BÀO SINH HỌC 10 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1. Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu thành chung từ 1 số nguyên tố?
Vì các tế bào tuy khác nhau nhưng có chung có chung nguồn gốc.
Ví dụ: Trong 1 cơ thể đa bào sinh sản hữu tính, các tế bào được phát sinh từ tế bào hợp tử ban đầu qua nguyên phân.
- Các tế bào của các sinh vật khác nhau, các sinh vật khác nhau lại có chung nguồn gốc phát triển
- Sinh vật tổ tiên, do vậy các tế bào trong trường hợp này đều có chung 1 số nguyên tố cấu thành.
Câu 2. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu thành nên tế bào?
- Chúng có tỉ lệ lớn trong tế bào - 96% khối lượng cơ thể sống.
- Chúng là thành phần cấu thành nên các hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng trong tế bào cơ thể.
Câu 3. Vì sao Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng đối với sự sống?
Lớp vỏ e vòng ngoài cùng của Cacbon có 4 e, nên cùng lúc C có thể hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác, nhờ đó đã tạo ra một số lượng lớn các bộ khung C của phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau. Ví dụ: Các bon tham gia cấu thành nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong tế bào: Đường, ADN, ARN, Prootein, Lipit...
Câu 4. Liên hệ thực tế về vai trò quan trọng của các nguyên tố đặc biệt là nguyên tố vi lượng?
- Trong trồng chọt, người nông dân thường xuyên phải cung cấp bổ sung lượng phân bón (N, P, K) cho cây trồng.
- Thiếu một số nguyên tố vi lượng sẽ gây nguy hại cho sự sống và phát triển của cá thể:
- Thiếu Iôt người bị biếu cổ.
- Thiếu Mo cây chết.
- Thiếu Cu cây vàng lá.
=> Con người cần ăn uống đầy đủ chất, dù cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ các chất đó, đặc biệt là trẻ em.
Câu 5. Cấu trúc của nước giúp nó có đặc tính gì? Tại sao nước là một dung môi tốt?
* Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử O liên kết vơi 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị (dùng chung đôi điện tử) nhưng do Oxi có độ âm điện lớn hơn Hidro nên cặp e bị hút lệch về phía Oxi.
=> đầu Oxi tích điện âm, đầu Hidro tích điện âm.
=> Nước cơ tính phân cực.
=> Các phân tử nước hút nhau và hút các phân tử phân cực khác bằng các hình thành các liên kết H.
=> Tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt...)
* Nước là dung môi tốt, hòa tan các chất tan: Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước do hình thành rất nhiều liên kết Hidro giữa ion trong các chất này với nhiều ion phân cựa của nhiều phân tử nước => Làm các ion các chất tan tách nhau ra khỏi liên kết ban đầu của chúng và hòa tan vào nước.
Câu 6. Cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh?
- Trong các tế bào sống có hàm lượng Nước lớn 70 - 90%.
- Khi đưa các tế bào này vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào sẽ đóng đá.
- Mặt khác các cấu trúc tế bào sống khi ở điều kiện nhiệt độ lạnh trong ngăn đá sẽ ở trạng thái đông cứng, đặc biệt là màng tế bào không co dãn được.
- Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Phá vỡ các cấu trúc tế bào, trong đó đặc biệt có màng tế bào.
=> Do vậy khi lấy các tế bào sống đó ra khỏi ngăn đá ta thấy chúng mềm hơn trạng thái bình thường.
Câu 7. Vì sao nước đóng đá nổi trên nước thường?
Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Khối lượng riêng nhỏ hơn nước thường.
==> Nước đá nổi trên nước thường.
Câu 8. Giải thích hiện tượng: Phía ngoài thành cốc nước đá lại có các giọt nước đọng.
- Nước đá trong cốc ở trạng thái lạnh và làm lạnh khu vực không khí xung quanh cốc, đặc biệt là phần sát thành cốc.
- Trong không khí có độ ẩm cao, nước ở trạng thái hơi, khi gặp điều kiện lạnh chúng ngưng tự tạo giọt.
=> Thành cốc nước đá có các giọt nước chính do hiện tượng ngưng tụ của nước trong không khí khi gặp điều kiện lạnh.
Câu 9. Tại sao khi kiếm tìm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm hiểu ở đó có nước hay không?
- Vì nước có vai trò đặc biệt quyết định sự tồn tại của sự sống. Hay nói các khác sự sống chỉ có khi có nước.
- Cụ thể vai trò của nước đối với sự sống:
- Nước trong tế bào tế bào tồn tại ở 2 dạng:
- Nước tự do: là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong mạch dẫn, khoảng gian bào...ko bị hút bởi các phần tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.
- Vai trò: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát nước, tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của cất nguyên sinh, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường rong cơ thể.
- Nước liên kết: là dạng nước bị các phần tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các liên kết hóa học của các thành phần của tế bào.
- Vai trò: đảm bảo độ bền vững của hệ thông keo trong chất nguyên sinh cảu tế bào, giúp cây chống chịu tốt với điều môi trường kiện khắc nghiệt: khô hạn, giá lạnh...
Câu 10. Cây trinh nữ “xấu hổ” như thế nào?
Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên
=> Lá trinh nữ cụp xuống. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá xoè ra nguyên dạng như cũ.
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11 - 16 câu hỏi tự luận ôn tập Sinh học tế bào môn Sinh học lớp 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Câu 17. Tại sao từ 4 loại Nu nhưng các sinh vật lại có những đặc điểm về kích thức khác nhau?
- Từ 4 loại Nu, hầu hết các loài sinh vật mã hóa thông tin di truyền thành ở bộ 3, trừ 1 số ít khác. Có 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ mã hóa thông tin di truyền, 3 bộ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã.
- Sự khác nhau về kích thước cơ thể là do thông tin di truyền ở các sinh vật quy định khác nhau. Sự khác nhau về thông tin di truyền này là tính đặc trưng của mỗi loài sinh vật. Sự đặc trưng về thông tin di truyền quy định các đặc trưng về hình dạng cơ thể sinh vật mà ở đây xét về kích thước.
- Tính đặc trưng của thông tin di truyền được quy đinh bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp 4 loại Nu/ gen.
Câu 18. Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng?
- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền của ADN là do: ADN được xây dựng từ 4 loại Nu, cứ 3 Nu đứng liền kề không gối lên nhau tạo 1 mã di truyền.
- Bảo quản thông tin di truyền:
- Trên mỗi mạch ADN các Nu liên kết với nhau bằng liên kết bền vững
=> đảm bảo sự ổn định về cấu trúc ADN bảo quản TTDT.
- 2 mạch ADN được liên kết với nhau bằng liên kết H, liên kết H là liên kết yếu nhưng với số lượng lớn gúp ADN ổn định về cấu trúc giúp bảo quản TTDT.
- Truyền đạt TTDT:
- ADN được được xây dựng từ 4 loại Nu, cứ 3 Nu đứng liền kề không gối lên nhau tạo 1 mã di truyền.
- 2 mạch ADN được liên kết với nhau bằng liên kết H, liên kết H là liên kết yếu. Liên kết này dễ dàng bị phá hủy và hình thành trở lại trong hoạt động truyền đạt TTDT của ADN qua quá trình nhân đối ADN, phiên mã, dịch mã.
Câu 19. Trình bày cấu trúc phù hợp với chức năng của ARN?
| CẤU TRÚC | CHỨC NĂNG |
mARN | Là một mạch polinuclêôtit (gồm hàng trăm – hàng ngàn đơn phân) sao chép từ ADN trong đó U thay cho T. | Truyền đạt thông tin di truyền theo sơ đồ: ADN → ARN → Prôtêin |
tARN | Là một mạch polinuclêôtit gồm từ 80 -100 đơn phân, có những đoạn các cặp bazơ nitơ liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A – U; G – X), một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã. | Vận chuyển các axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin. Dịch mã trên mARN sang a.a trên protein. |
rARN | Trong mạch polinuclêôtit có tới 70% số ribônuclêôtit có liên kết bổ sung. | Là thành phần chủ yếu của ribôxôm. |
Câu 20. So sánh ADN với ARN?
Giống nhau | - Đều là những đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. - Mỗi đơn phân đều được cấu tạo từ 3 thành phần. - Giữa các đơn phân đều có liên kết chính là liên kết photphodieste. - Đều có tính đa dạng và đặc trưng do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các đơn phân quy định. - Đều tham gia vào chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. | |
Khác nhau | ADN | ARN |
CẤU TRÚC | - Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường đêôxiribô (C5H10O4), axit photphoric và bazơ nitơ (A, T, G hoặc X) - Có kích thước và khối lượng phân tử lớn hơn ARN. - Có hai mạch polinuclêôtit vừa song song vừa xoắn lại với nhau. | - Đơn phân là nuclêôtit với 3 thành phần là đường ribô (C5H10O5), axit photphoric và bazơ nitơ (A, U, G hoặc X) - Có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn ADN. - Có một mạch polinuclêôtit không xoắn cuộn hay cuộn 1 đầu. |
CHỨC NĂNG | - Chứa thông tin di truyền quy định cấu trúc của phân tử prôtêin. | - Tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prôtêin. |
Câu 21. Khi phân tích thành phần hoá học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphotidase – photphotase, Cytorom B, transferase … Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo bào quan đó?
- Bào quan đó là ti thể
- Cấu tạo của ti thể:
- Bên ngoài có màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp.
- Bên trong ti thể có chứa ADN vòng và riboxom
Câu 22. Có 4 bình đựng 4 dd mất nhãn chứa: glucozo, saccarozo, lòng trắng trứng, hồ tinh bột. Dùng hoá chất nào có thể phân biệt được các lọ trên?
Trích mỗi bình một ít làm mẫu thử
- Dùng dd iot/KI cho vào các mẫu thử, mẫu thử nào có màu xanh tím → tinh bột
- Dùng thuốc thử phelinh cho vào các mẫu thử còn lại, đun nóng mẫu thử nào tạo kết tủa đỏ gạch glucozo
- Dùng CuSO4/NaOH (phản ứng biure) cho vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào có màu tím → lòng trắng trứng
- Mẫu thử còn lại là saccarozo
Câu 23.
a. Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, chức năng?
b. Tại sao về mùa lạnh hanh, khô người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
a)
- Giống nhau: Đều cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Đều có thể cung cấp năng lượng cho tế bào.
- Khác nhau:
| Cacbohiđrat | Lipit |
Cấu trúc hoá học | Tỉ lệ C:H:O là khác nhau | |
Tính chất | Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn. | Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ. Khó phân huỷ hơn. |
Chức năng | - Đường đơn: cung cấp năng lượng, là đơn vị cấu trúc nên đường đa. - Đường đa: dự trữ năng lượng (tinh bột, glicogen), tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ), kết hợp với prôtêin… | Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmon, vitamin. Ngoài ra, còn dự trữ năng lượng cho tế bào và thực hiện nhiều chức năng sinh học khác. |
b) Vì kem (sáp) có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại.
Câu 24: Tại sao nói tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế bào thực vật?
Tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng trong tế bào thực vật vì:
- Tinh bột là một hỗn hợp các amino và aminopectin được cấu tạo từ các đơn phân là glucozo.
- Aminopectin chiếm 80% tinh bột, nhanh chóng được tổng hợp cũng như phân ly để đảm bảo cho cơ thể một lượng đường đơn cần thiết, đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể thực vật.
- Tinh bột không khuếch tán ra khỏi tế bào và gần như không có hiệu ứng thẩm thấu
Câu 25: Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
a) Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp.
b) Phôtpholipit thuộc nhóm các lipit đơn giản, còn côlestêrôn thuộc nhóm các lipit phức tạp.
c) Pentôzơ là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit.
d) Prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào.
- Đúng. Thế nước của đất quá thấp → cây mất nước chứ không hút được nước → cây chết.
- Sai. Cả phôtpholipit và côlestêrôn đều thuộc nhóm các lipit phức tạp.
- Sai. Hexôzơ mới là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào tạo năng lượng, cấu tạo nên đisaccarit và pôlisaccarit.
- Đúng.
Câu 26. Hãy giải thích tại sao ADN của sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN?
- ADN có cấu trúc 2 mạch còn ARN có cấu trúc 1 mạch, cấu trúc xoắn 2 mạch của ADN phức tạp hơn.
- ADN thường liên kết với prôtêin nên được bảo vệ tốt hơn
- ADN được bảo quản trong nhân nên thường không có enzim phân hủy chúng. Trong khi ARN thường tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều hệ enzim phân hủy
Câu 27. Khi bổ quả táo để trên đĩa, sau một thời gian mặt miếng táo bị thâm lại. Để tránh hiện tượng này, sau khi bổ táo chúng ta xát nước chanh lên bề mặt các miếng táo. Hãy cho biết tại sao miếng táo bị thâm và tại sao xát chanh miếng táo sẽ không bị thâm?
- Do enzim trong quả táo tiết ra xúc tác các phản ứng hóa học nên táo bị thâm.
- Khi xát chanh lên quả táo sẽ làm giảm pH làm cho enzim bị biến tính → Tránh cho táo bị thâm
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 28 - 33 câu hỏi tự luận ôn tập Sinh học tế bào môn Sinh học lớp 10 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !