Bài tập ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020

 

Bài 1: Xác định số hạt cơ bản có trong các nguyên tử và ion: \({}_{11}^{23}Na;{}_{17}^{37}Cl;{}_{35}^{79}B{r^ - }\)

Bài 2: Nguyên tố hiđro gồm ba đồng vị: \[{}_1^1H,{}_1^2H\] và \({}_1^3H\). Nguyên tố brom gồm hai đồng vị  \({}_{35}^{79}Br\) và \({}_{35}^{81}Br\). Hỏi có bao nhiêu loại phân tử HBr được tạo thành? Xác định phân tử khối của các phân tử đó. 

Bài 3:  Cho các nguyên tử X, Y, Z thỏa mãn những điều kiện sau:

- Nguyên tử X có số khối bằng 40, hạt nhân có chứa 22 hạt nơtron.

- Nguyên tử Y có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 5 electron.

- Nguyên tử Z có phân lớp electron ngoài cùng là 4s1

Viết cấu hình electron của X, Y, Z. Cho biết nguyên tố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?

Bài 4:  Nguyên tố Bo (B) trong tự nhiên gồm có hai đồng vị gồm 10B và  11B. Biết nguyên tử khối trung bình của B là 10,81.     

a. Xác định % số nguyên tử của mỗi đồng vị trong tự nhiên.

b. Axit boric (H3BO3) được sử dụng làm thuốc sát trùng (thuốc nhỏ mắt, bôi da). Xác định % khối lượng của đồng vị 11B có trong axit boric (biết M H3BO3 = 61,83 gam/mol).

Bài 5:  Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 118 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 34 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn nguyên tử A là 28 hạt.         

a. Xác định tên của hai kim loại A, B.

b. Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp hai kim loại A, B trong m gam dung dịch HCl 20% (vừa đủ) thu được dung dịch X và thấy thoát ra 5,6 lít khí hidro (đktc). Tính m.

Bài 6:  Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Xác định bán kính của nguyên tử canxi (theo đơn vị nm). Cho N = 6,02.1023.

Bài 7:  Cho các nguyên tố Mg (Z=12); O (Z=8); P (Z=15) và N (Z=7). Hãy sắp xếp các nguyên tố theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử. Giải thích ngắn gọn.

Bài 8: Cho hợp chất XY2 thõa mãn:

-  Tổng số hạt p của hợp chất bằng 32.

-  Hiệu số  của X và Y bằng 8 hạt.

-  X và Y đều có số proton = số nơtron trong nguyên tử.     

Xác định nguyên tố X, Y và suy ra hợp chất XY2?

Bài 9: Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 196; trong đó số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử của M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử của X là 8. Tìm công thức phân tử MX3.

Bài 10: Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 28. Số khối nhỏ hơn 20. xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X.

Bài 11: Đồng vị là gì? Cho VD?

Các mẫu tự sau đây chỉ các nguyên tử của một số nguyên tố:

\({}_5^{10}X;{}_{10}^{20}Y;{}_{20}^{40}M;{}_5^{11}N;{}_{11}^{23}O;{}_5^{12}P;{}_{11}^{24}Q;{}_{10}^{22}R\)

Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau?  Cho biết thành phần hạt nhân của chúng.

Bài 12: Nguyên tử Aragon có 3 đồng vị: \({}_{18}^{36}Ar\) (0,337%), \({}_{18}^{38}Ar\) (0,063%), \({}_{18}^{40}Ar\) (99,6%). Tính thể tích của 20g Ar ở dktc?

Bài 13: Một nguyên tố gồm 2 đồng vị. Hạt nhân của đồng vị thứ nhất chiếm 35 proton và 44 nơtron. Hạt nhân của đồng vị thứ 2 nhiều hơn 2 nơtron. Hai đồng vị này có tỉ lệ số nguyên tử tương ứng là 27:33. Tìm nguyên tử lượng trung bình của nguyên tố đó.

Bài 14: Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt là 115. Trong hạt nhân nguyên tử số hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện là 10 hạt. 

a.  Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố R.

b. Xác định vị trí  R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.       

Bài 15: Trong tự nhiên có Cu có 2 đồng vị. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Tìm thành phần % về khối lượng về khối lượng của  trong CuCl2? Biết  = 35,5.

Bài 16: Trong tự nhiên, Cu tồn tại với 2 loại đồng vị là 63Cu, 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của Cu bằng 63,546. Tìm số nguyên tử 63Cu có trong 32g Cu (biết số Avogađro = 6,022.1023)

Bài 17: Viết cấu hình electron của nguyên tử X biết:

a. Nguyên tử X có 3 lớp electron, số electron lớp ngoài cùng là 4.

b. Nguyên tử X có số electron ở phân lớp p là 10.

c. Nguyên tử X có số electron cuối cùng được điền vào phân lớp 4s1.

d. Tổng số electron trong nguyên tử là 24.

Bài 18: Nguyên tử của nguyên tố X (Z= 19). Hãy:

- Viết cấu hình electron của nguyên tử X?

- Nguyên tử X có mấy lớp electron?

- Mỗi lớp có bao nhiêu electron?

- Nguyên tố X có tính chất hóa học cơ bản gì?

- X thuộc nguyên tố họ s,p,d hay f ?vì sao?

Bài 19: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị bền  và  có nguyên tử khối trung bình của Cu bằng 63,54

a. Tính phần trăm nguyên tử từng đồng vị?

b. Tính số nguyên tử  có trong 67,27g CuCl2. NTKTB của Clo là 35,5?

c. Biết clo có 2 đồng vị. Hỏi có bao nhiêu phân tử CuCl2 hình thành từ những đồng vị của 2 nguyên tố đồng và clo? Viết công thức các loại phân tử?

Bài 20:

a. Nguyên tố X có 2 đồng vị X1 và X2 với tỉ lệ số nguyên tử 17/3. Hạt nhân của nguyên tử X có 29p. Hạt nhân nguyên tử X2 có 36n và nhân nguyên tử X1 có ít hơn X2 hai nơtron. Tìm nguyên tử khối trung bình của X?

b. Trong tự nhiên Nitơ có hai 14N và 15N và oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hãy viết tất cả các phân tử NO được hình thành từ các đồng vị trên.

Bài 21: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số hiệu nguyên tử là 33. Hãy xác định tên của 2 nguyên tố này.

Bài 22: Phân mức năng lượng cao nhất của 2 nguyên tố A và B lần lượt là 3px và 4sy . Tổng số electron của 2 phân mức năng lượng này bằng 5 và hiệu số của chúng  bằng 3.

Hãy xác định tên, vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

...

Trên đây là trích đoạn Bài tập ôn tập Chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?