Bài tập chuyên đề mối quan hệ giữa con người và môi trường Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

Câu 1: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Lấy ví dụ. Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu?

a. Tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. TNTN không phải là vô tận, nếu ko sử dụng hợp lí sẽ dần cạn kiệt.

b. Ví dụ: Tài nguyên đất, nước, gió, thủy triều, dầu mỏ, năng lượng ánh sáng mặt trời …

c. Các dạng tài nguyên thiên nhiên: gồm 3 dạng chủ yếu sau

- Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa …) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.

- Tài nguyên tái sinh: (Tài nguyên sinh vật, đất, nước...) là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển, phục hồi.

- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, thủy triều...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các dạng năng lượng bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Câu 2: Thế nào là phát triển bền vững ? ĐK để phát triển bền vững? Nêu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên?

a. Khái niệm phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thõa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

b. Điều kiện: Để phát triển bền vững, con người cần phát triển dân số hợp lí, sử dụng tiết kiệm TN ko tái sinh, bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên tái sinh và bảo vệ sự trong sạch của MT.

b. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên:

- Bảo vệ tài nguyên sinh vật:

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.

- Trồng cây gây rừng.

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, để lưu giữ nguồn gen quý.

- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi.

- ƯD công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen SV.

- Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa:

Các biện pháp

Hiệu quả

Với vùng đất trống đồi núi trọc thì trồng cây gây rừng.

Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, cải tạo khí hậu, tạo môi trường sống cho sinh vật.

Tăng cường thuỷ lợi, tưới tiêu hợp lí.

Điều hòa lượng nước, mở rộng diện tích trồng trọt.

Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

Tăng độ màu cho đất, không mang mầm bệnh.

Thay đổi cây trồng hợp lí.

Luân canh, xen canh à đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng.

Chọn giống thích hợp.

Cho năng suất cao, lợi ích kinh tế à tăng vốn đầu tư cải tạo đất.

 

Câu 3: Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên? Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng như thế nào?

a. Vì TNTN không phải là vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của XH hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn TN cho các thế hệ mai sau.

b. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng:

Tài nguyên đất

Tài nguyên nước

Tài nguyên rừng

- Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, SV  khác

- Tái sinh.

- Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất

- Tái sinh.

- Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ, điều hòa khí hậu, chống xói mòn,…

- Tái sinh

-  Cải tạo đất, bón phân hợp lí.

- Chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn,…

- Khai thông dòng chảy.

- Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển để tránh ô nhiễm.

- Khai thác hợp lí, kết hợp bảo vệ và trồng rừng mới.

- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

 

Câu 4: Nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.

a. Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp, tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen SV.

- Trồng rừng à phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.

- Vận động định cư à bảo vệ rừng đầu nguồn.

- Phát triển dân số hợp lí à giảm áp lực về khai thác tài nguyên.

- Tuyên truyền bảo vệ rừng à toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

b. Bảo vệ hệ sinh thái biển:

- Bảo vệ bãi cát (nơi rùa hay đẻ trứng) và vận động người dân không săn bắt rùa tự do.

- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại các khu rừng đã bị chặt.

- Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.

- Làm sạch bãi biển, nâng cao ý thức BVMT của người dân.

c. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp.

- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống con người.

- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như: Lúa nước, cây công nghiệp, lâm nghiệp.

+ Cải tạo các hệ sinh thái, đưa giống mới vào sản xuất để đạt năng suất và hiệu quả cao.

Câu 5: Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các tài nguyên khác (tài nguyên đất, nước)?

- Bảo vệ rừng và cây xanh sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

- Rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ đất. Cây rừng hấp thụ nước và muối khoáng trong đất nhưng đất rừng không bị khô cằn vì xác SV rừng sau khi được phân giải sẽ cung cấp 1 lượng chất khoáng cho đất.

- Ở những nơi có rừng che phủ thì sau những trận mưa lớn, cây rừng cản nước mưa làm nước ngấm được vào đất, đất không bị khô hạn. Tán cây cản bớt sức chảy khi mưa lớn gây ra hạn chế xói mòn, chống sự bồi lấp lòng sông, suối, các công trình thủy lợi, thủy điện à hạn chế ngập lụt, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống sạt lở, …

Câu 6: Ngày nay con người cần phải làm gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên ?    

* Ngày nay còn có các biện pháp để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên như: 

-  Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.                                                                                     

-  Khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.                                              

-  Bảo vệ các loài sinh vật đặc biệt là các sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.  

-  Giảm tối đa các nguồn chất thải gây ô nhiễm.                                                                      

-  Ứng dụng kiến thức khoa học vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao.

-  Giáo dục ý thức tự giác cho mọi người dân để mọi người đều có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của mình.                                                                                                                      

Câu 7: Nêu sự cần thiết của việc ban hành luật ? Nội dung của luật BVMT ?

a. Sự cần thiết của việc ban hành luật: Nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường TN. Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường hợp lý.

b. Nội dung của luật BVMT:

1. Phòng chống suy thoái ô nhiễm và sự cố môi trường:

+ Cá nhân, tập thể phải có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành.

+ Cá nhân, tập thể có trách nhiệm xử lí chất thải bằng CN thích hợp để chống suy thoái và ô nhiễm MT.

+ Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.

+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường:

+ Các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

+ Các tổ chức cá nhân gây ra sự cố môi trường phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt MT.

Câu 8: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?

- Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia VSMT: vệ sinh công viên, trường học, đường phố...

- Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.

- Không được săn bắt các loài động vật có ích.

- Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng.

Câu 9: Nêu tác động của con người tới môi trường ?

a Thời kì nguyên thủy: Đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ à giảm diện tích rừng, mất nhiều loài SV.

b. Xã hội nông nghiệp

+ Trồng trọt, chăn nuôi.

+ Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất, bãi chăn thả gia súc à thay đổi đất và nước ở tầng mặt, nhiều vùng đất bị khô cằn..

c. Xã hội công nghiệp: 

+ Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều nhà máy, khu công nghiệp à DT rừng, đất trồng trọt càng thu hẹp.

+ Hình thành các khu đô thị → Rác thải rất lớn gây ô nhiễm MT.

+ Dân số gia tăng → Khai thác cạn kiệt TN gây suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái.

Câu 10: Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

a. Ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Ô nhiễm môi trường do:  + Hoạt động của con người là chủ yếu.

+ Hoạt động tự nhiên : Núi lửa, cháy rừng, lũ lụt ...

b. Các tác nhân:

- Ô nhiễm do các khí thải.

- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.

- Ô nhiễm do các chất thải rắn.

- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.

Câu 11: Nêu hậu quả ô nhiễm trường ? Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ?

a. Hậu quả ô nhiễm trường:

- Gây bệnh tật cho con người và các sinh vật khác.

- Nguồn nước, không khí, đất... bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến sản xuất, trồng trot...

- Gây hiệu ứng nhà kính: Làm cho trái đất nóng lên.

- Gây hạn hán, lũ lụt, thiên tai...

b. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường :

TL: Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời ... , xây dựng nhiều công viên, trồng cây xạnh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu ... Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.

---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập chuyên đề mối quan hệ giữa con người và môi trường Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?