Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Đột Biến NST môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án

BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG CHỦ ĐỀ ĐỘT BIẾN NST

MÔN SINH HỌC 9

 

Bài tập 1:

 Tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ NST kí hiệu : AaBbDdXY nguyên phân bị rối loạn ở cặp NST  XY. Hãy viết kí hiệu NST của các tế bào con  được tao ra.

Đáp án

TH 1: cả 2 NST kép đều không phân li:

+ cả 2 NST kép đều về 1 cực tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXYY ; AaBbDdO

+ Mỗi NST kép đi về 1 cực tạo 2 tế bào con: AaBbDdXX ; AaBbDdYY

TH 2: 1 trong 2 NST kép không phân li:

+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXY ; AaBbDdOY

NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con: AaBbDdXYY   ; AaBbDdOX

 

Bài tập 2:

Ở 1 cơ thể lưỡng bội  kí hiệu Aa trong quá trình giảm phân tạo giao tử  thấy có 1 số tế bào không hình thành thoi phân bào ở lần phân bào I. Cơ thể này cho những loại giao tử nào?

Đáp án

Tế bào không hình thành thoi phân bào cho các loại giao tử 2n là Aa và O

Tế bào GP bình thường cho loại giao tử n là A và a

Vậy nhóm tế bào đó cho các loại giao tử là: 2n ( Aa), O, n( A và a)

b. Nếu  chỉ xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li mà không cần quan tâm đến các cặp NST hay cặp gen khác thì cần xét sự  rối loạn phân li 1 lần xảy ra ở phân bào 1 hay phân bào 2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào .

 * Aa------------> AAaa ----------------> AAaa và O------------------>Aa , O

        Tự nhân đôi        GP I không phân li             GPII bình thường

*Aa------------> AAaa ------------------> AAvà aa--------------------->AA,  aa , O

        Tự nhân đôi       GP I bình thường            GPII không phân li ở cả

                                                                                               2 tế bào con

*Aa------------> AAaa ----------------> AAvà aa------------------------>AA,  a , O

        Tự nhân đôi    GP I bình thường           GPII không phân li ở AA

                                                                      aa phân li bình thường

*Aa------------> AAaa -------------> AAvà aa-------------------------->A,  aa , O

        Tự nhân đôi       GP I bình thường      GPII không phân li ở aa

                                                                                   AA phân li bình thường

*Aa------------> AAaa ----------------> AAaa và O-------------------->AAaa , O

        Tự nhân đôi       GP I không phân li           GPII không phân li

 Như vậy :

+ 1 tế bào sinh giao tử(2n) --------------------------> 2 loại giao tử: n+1 và n-1

                                             GP I không phân li( GPII bt)

+ 1 tế bào sinh giao tử (2n) -----------------------------------> có 2 khả năng :

                                             GP II không phân li ( GPI bt)

                   Khả năng 1 :       2 loại giao tử: n+1 và n-1

                   Khả năng 2:       3 loại giao tử:  n, n+1 và n-1

 

Bài tập 3:

Một tế bào có 1 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa giảm phân phát sinh giao tửa.

a.Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Aa không phân li sẽ tạo ra những giao tử nào?

b. Nếu ở kì sau II, ở cả 2 tế bào con nhiễm sắc thể không phân li sẽ tạo ra những giao tử nào?

c. Nếu ở cả 2  lần phân bào cặp NST Aa đều không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử nào?

d. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào

Đáp án

a)  - Các giao tử được tạo ra: Aa và O

b)  - Các giao tử được tạo ra: AA, aa và O

c)   - Các giao tử được tạo ra: AAaa  và O

d)  - Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 2 khả năng: AA hoặc aa

     - Các giao tử bình thường: a hoặc A

   * Nếu chỉ xét 1 cặp NST giới tính bị rối loạn phân li mà không cần quan tâm đến các cặp NST thì cần xét sự  rối loạn phân li 1 lần xảy ra ở phân bào 1 hay phân bào 2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào ở bên giới XX hay XY thì cần dựa vào loại giao tử đột biến hoặc loại hợp tử đột biến được tao ra

 

Bài tập 4:

Một loài động vật đơn tính có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX , ở giới đựclàXY.Trongquá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộc loài này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và 23 hợp tử XY.

a. Quá trình rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) xảy ra ở giảm phân I hay giảm phân II?

b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).

Đáp án

a. - Từ hợp tử XYY → đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình thường X → cá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp nhiễm sắc thể (NST) XY.

- Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X. Hợp tử XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường X → cá thể này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do cặp NST XY không phân li ở lần phân bào II của giảm phân.

b. - Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16.

- Số giao tử bình thường sinh ra: 4.(23+23) = 184.

- Tỉ lệ % giao tử đột biến là: (16/200).100% = 8%.

b. Nếu  xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn  phân li trong GP và trong mối quan hệ với 1 hoặc 1 số cặp NST hay cặp gen khác, thì cần xét riêng loại giao tử của cặp bị rối loạn rồi tổ hợp chung với các cặp còn lại.

 

Bài tập 5:

Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể ký hiệu AaBb. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường (rối loạn lần giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm phân bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?

Đáp án

* Tổng số tinh trùng tạo ra:

+ 1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 400 tinh trùng

- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:

 + 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a

 + 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh trùng không chứa cả A và a ký hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là: 0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O

- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ: 0,5B: 0,5b.

- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245

 

Bài tập 6:

Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?

Đáp án

- Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n+1, n - 1), giới đực cho giao tử (n)

- Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1

 

Bài tập 7:

Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến đó?

Nhận xét: Thể đột biến Od là kết quả giữa giao tử bình thường d và giao tử không bình thường O. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng định do cơ chế đột biến nào đã tạo ra giao tử O. 

Đáp án

Đã có thể xảy ra loại đột biến:

+ Mất đoạn nhiễm sắc thể.

+ Dị bội.

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen d) tạo nên cơ thể có kiểu gen Od.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội  Od.

 

Bài tập 8:

  Cơ thể bình thường có KG  Aa trong quá trình sinh sản ở đời con xuất hiện thể đột biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này.

Đáp án

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen OA.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen A tạo nên thể dị bội  OA.

 

Bài tập 9:

Một loài thực vật có bộ NST 2n= 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA. Giả sử trong loài xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra do loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?

Đáp án

   Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn.

  - Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

  - Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

  -  Do ĐB lặp đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học  cấu trúc của NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen AAA

 

Bài tập 10:

       Ở một loài thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có kiểu gen giống nhau với 4 cây hạt trắng thu được kết quả như sau:

            + 3 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng.

            + Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng.

Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ tư. Biết các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau.

Đáp án

* Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạt vàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA,  kiểu gen của các cây hạt trắng là aa.

 * Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a và giao tử mang gen a hình thành cơ thể aa (hạt trắng

- Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá trình phát sinh giao tử  ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất mang gen A => hình thành giao tử mang NST không chứa gen A (-), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (-a) (hạt trắng).

- Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử  ở cây hạt vàng rối loạn sự phân li ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen quy định màu sắc hạt (AA) => hình thành giao tử không có nhiễm sắc thể mang gen A (O), sự kết hợp giao tử này (O) với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử Oa (hạt trắng)

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Đột Biến NST môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?