Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

Bài học này giới thiệu đến các em cách sống chan hòa, hào nhã với mọi người sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Góp phần làm cho xã hội luôn tươi đẹp và cuộc sống ý nghĩa hơn. Giúp các em trở thành một công dân có ích cho xã hội. Vậy sống chan hòa là gì mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 8: Sống chan hòa với mọi người

Tóm tắt bài

Bác và mọi người

(Bác và mọi người)

  • Qua các bức ảnh vừa xem em có nhận xét gì về Bác?

    • Là chủ tịch nước dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ vẫn rất quan tâm mọi người.
    • Bác sống gần gũi hoà đồng với mọi người từ con người đến cảnh vật thiên nhiên.

1.1. Truyện đọc

“Bác Hồ với mọi người”

  • Theo em, những chi tiết nào cho thấy Bác Hồ sống chan hòa với mọi người?
    • Bác thăm gia đình, đời sống bà con đặc biệt là vùng có nhiều khó khăn. Bác quan tâm đến tất cả mọi người từ cụ già đến em nhỏ.
    • Bác cùng ăn, cùng làm việc, cùng vui chơi và tập thể dục thể thao với các đồng chí trong cơ quan.
  • Cử chỉ nào cho thấy Bác Hồ quan tâm đến người khác?

    • Bác mời cụ ngồi, hỏi thăm gia đình và bà con địa phương.

    • Mời cụ ăn cơm trưa,để cụ nghỉ ngơi,đến chiều truyền đạt lại những ý chính bài nói chuyện của Bác.

    • Chuẩn bị xe đưa cụ về nhà.

  • Bác Hồ là người sống như thế nào?

    • Bác Hồ sống chan hoà với mọi người.

1.2. Nội dung bài học

  • Một số biểu hiện của lối sống chan hoà
Trong gia đình

Ngoài xã hội (Trường, lớp...)

Nhường nhịn em nhỏ.

Vui vẻ với mọi người.

Cởi mở, trò chuyện tâm sự với bố mẹ, ông bà.

Yêu thương, chăm sóc mọi người trong gia đình.

Giúp đỡ bố mẹ các công việc nhà…

Vui vẻ, hoà nhã với bạn bè.

Tham gia tích cực công việc của trường, lớp.

Hăng hái phát biểu ý kiến.

Giúp đỡ bạn bè.

Tế nhị khi góp ý.

Chia sẻ, tâm sự với bạn bè.

a. Khái niệm

  • Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích.
    • Học sinh cần phải sống chan hòa vì:
      • Sống chan hòa mới xây dựng tập thể hòa hợp, mọi người sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung có ích, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến của mọi người.
    • Có lợi ích
      • Sống chan hòa giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng.

b. Ý nghĩa

  • Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. 

c. Tìm những biểu hiện biết sống chan hòa và chưa biết sống chan hòa?

Biểu hiện biết sống chan hòa

Biểu hiện chưa biết sống chan hòa

Biết chia sẻ với bạn bè niềm vui nỗi buồn.

Luôn cởi mở, vui vẻ, chào hỏi gần gũi với mọi người.

Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể của Đoàn, Đội.

Góp ý chân thành khi bạn có khuyết điểm.

Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp

Trong giờ học mặc dù biết nhưng không phát biểu để xây dựng bài.

Luôn từ chối tham gia vào các hoạt tập thể.

Khi bạn bè gặp khó khăn không quan tâm đến bạn.

Khi chỉ định thì mới phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười.

Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.

2. Luyện tập Bài 8 GDCD 6

Qua bài học này các em cần nắm và hiểu được nội dung, ý nghĩa của sống chan hòa. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và rèn luyện bản thân sống chan hòa, hòa nhã với mọi người, yêu thương mọi người. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Biết chia sẻ với bạn bè niềm vui nỗi buồn.
    • B. Luôn từ chối tham gia vào các hoạt tập thể.
    • C. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng.
    • D. Khi bạn bè gặp khó khăn không quan tâm đến bạn.
    • A. Góp ý chân thành khi bạn có khuyết điểm.
    • B. Trong giờ học mặc dù biết nhưng không phát biểu để xây dựng bài.
    • C. Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp
    • D. Luôn cởi  mở, vui vẻ,chào hỏi gần gũi với mọi người.
    • A. Sống vui vẻ
    • B. Hòa hợp với mọi người
    • C. Tham gia vào các hoạt động chung có ích
    • D. A, B, C

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 20 SGK GDCD 6

Bài tập 2 trang 20 SGK GDCD 6

Bài tập 3 trang 20 SGK GDCD 6

3. Hỏi đáp Bài 8 GDCD 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?