Bài học này giúp các em hiểu được Siêng năng là gì? Kiên trì là gì? Và ý nghĩa của Siêng năng và kiên trì để giúp các em rèn luyện đức tính Siêng năng, kiên trì trong mọi việc. Để đánh giá hành vi của mình hình thành một thói quen sống có ích cho xã hội. Để hiểu sâu hơn về siêng năng và kiên trì các em hãy cùng tìm hiểu Bài 2: Siêng năng, kiên trì
Tóm tắt bài
1.1. Đặt vấn đề
Truyện Bác Hồ học tiếng Anh
- Bác Hồ của chúng ta sử dụng được 4 tiếng nước ngoài.
- Tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc...
- Ngoài ra Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật
- Bác đã tự học như thế nào?
- Bác học thêm vào 2 giờ nghĩ (trong đêm), nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới ra tay, vừa làm vừa học
- Bác đã gặp những khó khăn gì trong quá trình tự học?
- Bác không được học ở trường, lớp.
- Vừa học vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
→ Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì. Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
1.2. Khái niệm
- Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.
- Ví dụ: An tự làm bài tập, học bài trước khi đến lớp.
- Ngoài việc học ra Lan còn giúp mẹ công việc nhà, phụ mẹ chăm em bé nhỏ.
- Hoa vừa học vừa làm để phụ mẹ
- Trái vơi siêng năng: Lười biếng, không muốn làm việc, hay lần lữa, trốn tránh công viêc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác.
- Ví dụ: An tự làm bài tập, học bài trước khi đến lớp.
- Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại.
- Ví dụ: Vì chữ xấu nên Hà đã cố gắng rèn luyện, sau 1 thời gian chữ viết của Hà đã tiến bộ và đẹp hơn trước rất nhiều.
- Biểu hiện của đức tính kiên trì: Chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài...
- Trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả.
- Biểu hiện của trái với kiên trì, siêng năng: Lười nhát, chểnh mảng, nản lòng, ngại khó, ngại khổ,...
1.3. Biểu hiện
- Trong học tập: Đi học chuyên cần, Bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà...
- Trong lao động: Tìm tòi sáng tạo, chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm...
- Trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác: Kiên trì tập thể dục thể thao, bảo vệ môi trường, kiên trì chống tệ nạn xã hội. Bảo vệ môi trường. Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo
- Biểu hiện trái với siêng năng:
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả, sống dựa dẫm, ỉ lại ăn bám...
- Biểu hiện trái với kiến trì:
- Ngại khó, ngại khổ, nãn lòng, chống chán ...
1.4. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
2. Luyện tập Bài 2 GDCD 6
Qua bài học này các em phải nắm được khái niệm siêng năng và kiên trì, nêu lên được ý nghĩa để từ kiến thức đã học các em sẽ hình thành cho mình thói quen siêng năng kiên trì chịu khó. Để có một thói quen sống có ích như Bác Hồ.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chịu khó mới có mà ăn
- B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
- C. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững
- D. Tất cả đều đúng
-
- A. Cần cù
- B. Nản lòng
- C. Quyết tâm
- D. Chóng chán
-
- A. Đi học chuyên cần
- B. Chăm chỉ học
- C. Chăm làm việc nhà
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
3. Hỏi đáp Bài 2 GDCD 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!