Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh bài Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội giúp các em hiểu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.  Biết nhận xét đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Có ý thức tích cực, tự giác tham giác hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Mời các em học sinh cùng tìm hiểu bài học này. 

Tóm tắt bài

1.1. Truyện đọc 

"Điều ước của Trương Quế Chi"

  • Trương Quế Chi có suy nghĩa và ước mơ gì? 
    • Trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và ước trở thành nhà báo. 
    • Để thực hiện ước mơ Trương Quế Chi đã làm gì? 
    • Học thật giỏi
    • Tập làm văn, viết thơ, vẽ tranh
    • Dịch thơ, dịch truyện từ tiếng Pháp sang tiếng Việt
  • Những thành tích mà Trương Quế Chi đạt được là gì? 
    • Là dịch giả nhỏ tuổi
    • Đạt huy chương vàng thi vẽ quốc tế
    • Là học sinh gương mẫu trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 
  • Nhờ vào đâu mà Trương Quế Chi đạt được những thành tích đó ? Em học được ở Trương Quế Chi điều gì? 
    • Nhờ vào tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
    • Chăm chỉ, tích cực, tự giác.
    • Xây dựng ước mơ cho bản thân.
  • Kết luận: 
    • Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, để thực hiện ước mơ của mình.

1.2. Nội dung bài học 

 a. Tích cực, tự giác là gì?

  • Tích cực là luôn cố găng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
  • Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.

b. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?

  • Phải có ước mơ.
  • Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi, đồng thời tham gia vào các hoạt tập thể, hoạt động xã hội.

c. Ý nghĩa

  • Mở rông hiểu biết về mọi mặt.
  • Rèn luyện kỹ năng cần thiết của bản thân.
  • Xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quí. 

Sơ đồ hoá kiến thức toàn bài 

(Sơ đồ hoá kiến thức toàn bài)

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập tình huống 1: 

Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.

Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương?

Trả lời: 

  • Việc làm của Tuấn thể hiện Tuấn là người có ý thức tập thể, đi cổ vũ cho đội bóng của trường là thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thế và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên đội bóng của trường.
  • Việc Phương từ chối chứng tỏ Phương là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình. Việc làm của Phương đáng chê trách.

Bài tập 2:

Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 

Trả lời: 

  • Tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường.
  • Tham gia hoạt động Sao Nhi đồng ở trường tiểu học.
  • Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.
  • Tham gia vệ sinh đường phố

Bài tập 3:

Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 

  • Cùng các bạn chặt tre, chuẩn bị cổng trại, cắm trại
  • Sau giờ học chăm sóc vườn cây thí nghiệm của trường
  • Tiết kiệm tiền ăn quà sáng ủng hộ đồng bào lũ lụt
  • Đóng góp áo quần ấm ủng hộ đồng bào miền núi

3. Luyện tập Bài 10 GDCD 6

Qua bài học này các em cần nắm được khái niệm tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội. Biết được nội dung, ý nghĩa và cách rèn luyện của nó để các em có ý thức sống tích cực, tự giác để các em sống có ích cho xã hội trở thành công dân tốt.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 24 SGK GDCD 6

Bài tập 2 trang 24 SGK GDCD 6

Bài tập 3 trang 24 SGK GDCD 6

Bài tập 4 trang 24 SGK GDCD 6

Bài tập 5 trang 24 SGK GDCD 6

4. Hỏi đáp Bài 10 GDCD 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?