Bài 26: Châu chấu

Lớp sâu bọ có số lượng loài lớn và có ý nghĩa trong ngành chân khớp. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đại diện là châu chấu.

Tóm tắt lý thuyết

Châu chấu thường gặp ở cánh đồng lúa. Châu chấu đại diện cho lớp sâu bọ về cấu tạo và hoạt động sống.

1.1. Cấu tạo ngoài và di chuyển

Cấu tạo ngoài của châu chấu

Hình 1: Cấu tạo ngoài của châu chấu

Đầu: 1- Râu, 2- Mắt kép, 3- Cơ quan miệng

Ngực: 4- Cánh, 6- Chân

Bụng: 5- Lỗ thở

  • Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau (thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

Cấu tạo trong của Châu chấu

Hình 2: Cấu tạo trong của Châu chấu

1- Lỗ miệng, 2- Hầu, 3- Diều, 4- Dạ dày, 5- Ruột tịt

6- Ruột sau, 7- Trực tràng, 8- Hậu môn, 9- Tim

10- Hạch não, 11- Chuỗi thần kinh bụng, 12- Ống bài tiết

1.2. Cấu tạo trong

Cơ quan Đặc điểm

Hệ tiêu hóa

Có thêm ruột tịt tiết dịch vị

Hệ bài tiết

Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải rồi đổ vào ruột sau

Hệ hô hấp

Có các lỗ thở và hệ thống ống khí phân nhánh đem ôxi đến các tế bào

Hệ tuần hoàn

Đơn giản, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mạch lưng, hệ mạch hở

Hệ thần kinh

Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển

Ống khí của châu chấu

Hình 3: Ống khí của châu chấu

1- Vị trí lỗ thở  2- Nơi xuất phát ống khí 

3- Ống khí phân nhánh

1.3. Dinh dưỡng 

  • Nhờ cơ quan miệng khỏe và sắc, châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn dc tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều. Được nghiền nhờ dạ dày cơ rồi tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

 

Châu chấu gặm chồi và lá cây

Hình 3: Châu chấu gặm chồi và lá cây

  • Khi châu chấu sống, bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

Đầu và cơ quan miệng của Châu chấu

Hình 4: Đầu và cơ quan miệng của Châu chấu

1- Râu đầu, 2- Mắt kép, 3- Mắt đơn, 4- Môi trên, 5- Hàm dưới

6- Tua hàm, 7- Hàm trên, 8- Môi trên, 9- Tua môi

1.4. Sinh sản và phát triển

  • Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống. Trứng đẻ dưới đất thành ổ. Châu chấu nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. Đó là hình thức biến thái không hoàn toàn.

Qúa trình phát triển của châu chấu

Hình 5: Quá trình phát triển của châu chấu

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

So với các loài sâu bọ khác như: bọ ngựa, cánh cam, kiến mối, bọ hung,… khả năng di chuyển của châu chấu có linh hoạt hơn không? Tại sao?

Hướng dẫn:

Khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn nhờ đôi càng (do đôi chân sau phát triển thành), chúng luôn giúp cơ thể bật ra khỏi chỗ bám đến nơi an toàn rất nhanh chóng. Nếu cần đi xa, từ cú nhảy đó, châu chấu giương đôi cánh ra, có thể bay từ nơi này đến nơi khác.

Bài 2:

Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của Châu chấu có quan hệ như thế nào tới nhau?

Hướng dẫn:

Các ông bài tiết lọc chất thải đổ vào cuối ruột giữa và đầu ruột sau để chất bài tiết theo cùng phân ra ngoài.

Bài 3:

Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

Hướng dẫn:

Ở sâu bọ việc cung cấp oxi do hệ thống ống khí đảm nhiệm, vì thế hệ tuần hoàn trở nên rất đơn giản, chỉ gồm một dãy tim hình ống, có nhiều ngăn để đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Bài 4:

Vì sao châu chấu non phải qua nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?

Hướng dẫn:

Vì lớp vỏ cơ thể kém đàn hồi nên khi lớn lên vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới lớn hơn.

Bài 5:

Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu có ảnh hưởng gì tới các sinh vật khác và tới trạng thái cân bằng của hệ sinh thái trên cạn?

Hướng dẫn:

Châu chấu phàm ăn, lại đẻ nhiều lứa mỗi lứa đẻ nhiều trứng. Vì thế chúng gây hại cây cối rất ghê gớm. Trên thế giới và nước ta đã nhiều lần xảy ra nạn dịch châu chấu. Chúng bay đến đâu phá hại mùa màng, ăn không còn một lá cây, ngọn cỏ nào, ảnh hưởng lớn đến quần thể thực vật, dẫn đến ảnh hưởng tới sự sống của tất cả các sinh vật còn lại trong hệ sinh thái trên cạn. 

Bài 6:

Thái độ của bạn như thế nào trong vấn đề bảo vệ, duy trì trạng thái cân bằng sinh thái dưới tác động của châu chấu?

Video: "Bão" châu chấu càn quét Sơn La

Hướng dẫn:

Không tiêu diệt hoàn toàn chúng nhưng cũng cần hạn chế sự sinh sản và phát triển của chấu, không cho chúng có cơ hội phát triển thành đại dịch. 

3. Luyện tập Bài 26 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển.  
  • Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và phát triển của châu chấu.   

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 88 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 88 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 88 SGK Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 26 Chương 5 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?