Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sản xuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quan trọng của 2 nguyên tố này. Từ đó khắc sâu thêm kiến thức về tính chất hóa học của Nhôm và Sắt; Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên; Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nắm

1.1.1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của Nhôm và Oxi

4Al   +     3O    2Al2O3

trắng      không màu        trắng

1.1.2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của Sắt với Lưu huỳnh

Fe(r, bột đen) + S (r, bột vàng)  FeS (r, đen)

1.1.3. Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Nhôm và Sắt

Sử dụng thuốc thử NaOH:

  • Nhôm có phản ứng với dung dịch NaOH. Hiện tượng có khí không màu sinh ra.
  • Sắt không phản ứng với dung dịch NaOH

1.2. Kĩ năng phòng thí nghiệm

  • (1) Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

  • (2) Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

  • (3) Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

  • (4) Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

  • (5) Phải mang kính bảo hộ.

  • (6) Phải cột tóc gọn lại.

  • (7) Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

  • (8) Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

  • (9) Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

  • (10) Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

  • (11) Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

  • (12) Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

  • (13) Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

Bài tập minh họa

 
 

2.1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của Nhôm và Oxi

  • Các em chú ý quan sát thí nghiệm và hiện tượng của phản ứng xảy ra

Video 1: Phản ứng giữa Nhôm và oxi

  • Hiện tượng: Nhôm cháy sáng trong oxi
  • Giải thích: Al2O3 mỏng, bền trong không khí

4Al   +     3O    2Al2O3

trắng      không màu        trắng

2.2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của Sắt với Lưu huỳnh

  • Các em chú ý quan sát thí nghiệm và hiện tượng của phản ứng xảy ra

Video 2: Phản ứng giữa Sắt và lưu huỳnh

  • Hiện tượng: Sắt cháy sáng trong lưu huỳnh, 
  • Giải thích: Bột Sắt phản ứng với bột lưu huỳnh theo phương trình

Fe(r, bột đen) + S (r, bột vàng)  FeS (r, đen)

2.3. Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại Nhôm và Sắt

  • Các em chú ý quan sát thí nghiệm và hiện tượng của phản ứng xảy ra

  • Ống nghiệm có sũi bọt khí có chứa nhôm do phản ứng của nhôm với dd NaOH 
  • Sắt không có phản ứng với dung dịch NaOH

3. Luyện tập Bài 23 Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 23 chương 2 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?