Nội dung bài Luyện tập kim loại ôn tập lại phần Dãy hoạt động hoá học của kim loại; Tính chất hoá học của kim loại nói chung; Tính chất giống và khác nhau giữa kim loại nhôm ,sắt (trong các chất nhôm chỉ có hoá trị III, sắt có hoá trị II, III. Nhôm phản ứng với dd kiềm tạo thành muối và giải phóng khí H2); Thành phần tính chất và sản xuất gang, thép; Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxít và criolít.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính chất hóa học của kim loại
-
Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb, (H), Cu, Ag, Au.
-
Tính chất hóa học của kim loại:
-
Tác dụng với phi kim: 3Fe + 2O2 Fe3O4
-
Tác dụng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
-
Tác dụng với dung dịch axit: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
-
Tác dụng với dung dịch muối: 2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 +3Cu
-
1.2. Tính chất hóa học của kim loại Nhôm và Sắt có gì giống và khác nhau
Nhôm | Sắt | |
Giống nhau |
| |
Khác nhau |
|
|
1.3. Hợp kim của Sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép
Gang | Thép | |
Thành phần | Hàm lượng cacbon 2-5% | Hàm lượng cacbon < 2% |
Tính chất | Giòn, không rèn, không dát mỏng được. | Đàn hồi, dẻo và cứng |
Sản xuất |
3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe |
FeO + C → Fe + CO |
1.4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn
- Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng của hóa học tron môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
- Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn
-
Để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn:
-
Ngăn không cho kim loại tác dụng với môi trường
-
Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn
-
Bài tập minh họa
Bài 1:
Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M.Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
\(\begin{array}{l} Fe{\rm{ }} + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + C{u_ \downarrow }{\rm{ }}\\ {\rm{0,01}} \leftarrow {\rm{0,01}} \to {\rm{ 0,01}} \end{array}\)
mchất rắn = mCu + m Fe dư = 0,01.64 + (0,04-0,01).56 = 2,32 (gam)
Bài 2:
Cho 6,5 gam bột Zn vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
Phương trình phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
nZn = 0,1 (mol) ⇒ nCu = 0,1 (mol) ⇒ m = 6,4 (gam)
Bài 3:
Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là:
Hướng dẫn:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
a → a
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b → b
Đặt số mol của Zn và Fe lần lượt là a, b
Ta có: 65a + 56b = m = 64a + 64b
⇒ a = 8b ⇒ %mZn = 90,3%
Bài 4:
Hỗn hợp X gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam X và nung nóng thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 15 gam kết tủa. Y tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H2SO4 0,35M thu được dung dịch T và có 1,12 lít khí thoát ra (đktc). % theo khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với?
Hướng dẫn:
\(n_{CO_{2}}\) = nO pứ = \(n_{CaCO_{3}}\) = 0,15 mol
\(n_{H_{2}SO_{4}}= 0,35 \ mol ; \ n_{H_{2}}= 0,05 \ mol\)\(n_{H_{2}SO_{4}}= 0,35 \ mol ; \ n_{H_{2}}= 0,05 \ mol\)\(n_{H_{2}SO_{4}}=0,35 \ mol; \ n_{H_{2}}=0,05 \ mol\)
Bảo toàn H: \(n_{H_{2}SO_{4}}= n_{H_{2}} + n_{H_{2}O} \Rightarrow n_{H_{2}O} = 0,3 \ mol = n_{O (oxit)}\)
⇒ nO bđ = 0,3 + 0,15 = 0,45 mol
⇒ \(3n_{Al_{2}O_{3}} + 3n_{Fe_{2}O_{3}} = 0,45 \ mol\)
Và \(102n_{Al_{2}O_{3}}+ 160n_{Fe_{2}O_{3}} = 21,1 \ g\)
\(\\ \Rightarrow n_{Al_{2}O_{3}} = 0,05 \ mol ; \ n_{Fe_{2}O_{3}} = 0,1 \ mol \\ \Rightarrow \%m_{Al_{2}O_{3}} = 24,17 \ \%\)
3. Luyện tập Bài 22 Hóa học 9
Sau bài học cần nắm:
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại; Tính chất hoá học của kim loại nói chung
- Tính chất giống và khác nhau giữa kim loại nhôm, sắt (trong các chất nhôm chỉ có hoá trị III, sắt có hoá trị II, III.
- Nhôm phản ứng với dd kiềm tạo thành muối và giải phóng khí H2)
- Thành phần tính chất và sản xuất gang, thép; Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxít và criolít.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 22 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Đồng
- B. Sắt
- C. Kẽm
- D. Nhôm
-
- A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe
- B. Fe, Cu, K, Al, Zn
- C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K
- D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe
-
- A. O2 + 2Mn 2MnO
- B. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
- C. O2 + Si SiO2
- D. O2 + S SO2
-
- A. Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
- B. Cắt chanh rồi không rửa
- C. Ngâm trong nước muối một thời gian
- D. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày
-
- A. Kim loại tác dung với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag
- B. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH: Al
- C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe
- D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 22.
Bài tập 22.6 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.7 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.8 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.9 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.10 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.11 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.12 trang 28 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.13 trang 29 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.14 trang 29 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.15 trang 29 SBT Hóa học 9
Bài tập 22.16 trang 29 SBT Hóa học 9
4. Hỏi đáp về Bài 22 chương 2 Hóa học 9
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.