Mục tiêu của Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật nhằm giúp các em biết được thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật; cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virus và nấm trừ sâu. Dưới đây là nội dung của bài học, mời các em cùng theo dõi để tìm hiểu nội dung chi tiết.
Tóm tắt lý thuyết
Một trong những ứng dụng của công nghệ vi sinh là khai thác, sử dụng các vi sinh gây bệnh cho sâu, bệnh hại cây trồng để sản xuất ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng. Các chế phẩm này ngày càng được ưa chuộng vì chúng không gây độc cho con người và không làm ô nhiễm môi trường.
1.1. CHẾ PHẨM VI KHUẨN TRỪ SÂU
1.1.1. Cơ sở khoa học
- Vi khuẩn có tinh thể prôtêin độc ở giai đoạn bào tử. Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể prôtêin độc, cơ thể sâu bọ bị tê liệt và bị chết sau 2-4 ngày
- Từ vi khuẩn Baccillus thuringiens ta sẽ sản xuất được thuốc trừ sâu Bt. Phổ biến rộng và hữu hiệu với các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp,...
1.1.2. Quy trình sản xuất chế phẩm Bt
Hình 1. Quy trình sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí
1.2. CHẾ PHẨM VI RÚT TRỪ SÂU
Hiện nay người ta đã phát hiện hơn 250 bệnh virus ở 200 loài sâu bọ. Ở giai đoạn sâu non, sâu dễ bị nhiễm virus nhất.
1.2.1. Cách sản xuất ra chế phẩm
- Gây nhiễm virus nhân đa diện (NPV) trên sâu non (vật chủ)
- Nghiền nát sâu non đã bị nhiễm virus và pha với nước theo tỉ lệ nhất định
- Lọc lấy nước ta thu được dịch virus. Từ dịch này sản xuất ra chế phẩm thuốc trừ sâu N.P.V (Nuclear polyhedrin virus)
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virus trừ sâu
Hình 2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virus trừ sâu
1.3. CHẾ PHẨM NẤM TRỪ SÂU
Có rất nhiều nhóm nấm gây bệnh cho sâu. Trong số này có hai nhóm: nấm túi và nấm phân trắng được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại cây trồng.
1.3.1. Nấm túi ký sinh trên nhiều loại sâu bọ và rệp khác nhau
Sau khi bị nhiễm nấm, cơ thể sâu bị trương lên. Nấm càng phát triển thì các hệ cơ quan của sâu bọ càng bị ép vào thành cơ thể. Sâu bọ yếu dần rồi chết.
1.3.2. Nấm phấn trắng
- Có khả năng gây bệnh cho khoảng 200 loài sâu bọ
- Sâu bị nhiễm nấm, cơ thể sâu bị cứng lại và trắng ra như bị rắc bột
Hình 3. Quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu
Bài tập minh họa
Câu 1
Thế nào là chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật?
Gợi ý trả lời:
Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là sử dụng chế phẩm có chứa vi sinh vật gây bệnh cho sâu, bệnh hại cây trồng.
Câu 2
Điền nội dung vào bảng dưới đây:
Tên chế phẩm | Nguồn gốc | Biểu hiện khi sâu bị nhiễm |
Chế phẩm vi khuẩn | ||
Chế phẩm virus | ||
Chế phẩm nấm |
Gợi ý trả lời:
Tên chế phẩm | Nguồn gốc | Biểu hiện khi sâu bị nhiễm |
Chế phẩm vi khuẩn | Baccillus thuringiensis có tinh thể prôtêin độc | Làm cho cơ thể sâu hại bị tê liệt và chết sau 2- 4 ngày. |
Chế phẩm virus | Virus nhân đa diện NPV | Làm cho cơ thể sâu hại mềm nhũn, do các mô tan rã, màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi. |
Chế phẩm nấm | Nấm túi | Làm cơ thể sâu hại trương lên do các hệ cơ quan bị ép vào thành cơ thể. |
Nấm phấn trắng | Cơ thể sâu cứng lại và trắng ra như rắc bột. |
3. Luyện tập Bài 20 Công Nghệ 10
Sau khi học xong Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Khái niệm chế phẩm sinh học
- Cơ sở khoa học và quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn, virus và nấm trừ sâu
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sâu trưởng thành
- B. Sâu non
- C. Nấm phấn trắng
- D. Côn trùng
-
- A. Trương phồng lên, nứt ra bộc lộ lớp bụi trắng như bi rắc bột
- B. Bị tê liệt, không ăn uống rồi chết
- C. Cứng lại và trắng ra như bị rắc bột rồi chết
- D. Mềm nhũn rồi chết
-
- A. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng sâu – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
- B. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
- C. Chuẩn bị môi trường – Khử trùng môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
- D. Chuẩn bị môi trường – Cấy giống sản xuất– Ủ và theo dỏi quá trình lên men – Thu hoạch và tạo dạng chế phẩm
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 62 SGK Công nghệ 10
Bài tập 2 trang 62 SGK Công nghệ 10
Bài tập 3 trang 62 SGK Công nghệ 10
4. Hỏi đáp Bài 20 Chương 1 Công Nghệ 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Thảo luận về Bài viết