Bài 19: Khí áp và gió trên trái đất

Khí áp là gì? Thế nào là khí áp cao, khí áp thấp? Sự phân bố các vành đai khí áp trên Trái Đất ra sao? Thế nào là hoàn lưu khí quyển. Để trả lời được các câu hỏi đó thì bài học Khí áp và gió trên trái đất sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất

a. Khí áp

  • Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
  • Đơn vị đo: mm thủy ngân
  • Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là :760 mm thủy ngân.

b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất

  • Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.
  • Do sự xen kẻ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.

1.2. Gió và các hoàn lưu khí quyển 

  • Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. 
  • Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong và gió Tây Ôn đới.
  • Hoàn lưu khí quyển: Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn.

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập 1: Dựa vào kiến thức đã học, giải thích:

  • Vì sao Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo?
  • Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60 Bắc và Nam?

Trả lời: 

  • Gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo vì: 
    • Ở Xích đạo quanh năm nhiệt độ cao, không khí nở ra bốc lên cao sinh ra khí áp thấp. Không khí nóng lên, bốc lên cao tỏa sang hai bên từ xích đạo. Đến khoảng 30o Bắc, Nam hai khối khí chìm xuống đè lên không khí tại chỗ sinh ra vành đai áp cao .
    • Sự chênh lệch về khí áp giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ tuyến 30o Bắc Nam sinh ra gió Tín Phong thổi gần mặt đất từ 30o Bắc, Nam về Xích đạo.
  • Gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ 60 Bắc và Nam vì: 
    • Gió Tây ôn đới sinh ra do sự chênh lệch khí áp giữa vùng vĩ tuyến 30o Bắc, Nam và vùng vĩ tuyến 60o Bắc, Nam.
    • Gió Tây ôn đới nằm giữa khu vực chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió đông cực, là loại gió thổi từ các khu áp cao chí tuyến về phía vùng áp thấp ôn đới.

Bài tập 2: Quan sát hình 51 (trang 59 SGK Địa lý 6) và cho biết:

  • Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo, là gió gì?
  • Cũng từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam, là gió gì?

Trả lời: 

  • Ở hai bên Xích đạo, loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam về Xích đạo, là gió Tín phong.
  • Cũng từ khoảng các vĩ độ 30o Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng vĩ độ 60o Bắc và Nam, là gió Tây ôn đới.

3. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em phải trả lời được: 

  • Khí áp là gì? Nguyên nhân sinh ra khí áp?
  • Gios và các hoàn lưu khí quyển

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 6: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 61 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 62 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 62 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 62 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 63 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 63 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 64 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 64 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 64 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 27 Tập bản đồ Địa Lí 6

4. Hỏi đáp Bài 19 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?