Bài 15: Bản vẽ nhà

Ngoài những bản vẽ mà ta đã học thuộc lĩnh vực kỹ thuật, trong cuộc sống, còn có một loại bản vẽ được ứng dụng rất rộng rãi đó là bản vẽ nhà. Bản vẽ nhà thuộc loại bản vẽ trong xây dựng , được dùng trong thiết kế và thi công ngôi nhà. Để hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản, chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài học mới- Bài 15: Bản vẽ nhà . Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.

Tóm tắt lý thuyết

I. Nội dung bản vẽ nhà:

1. Khái niệm

  • Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng.

  • Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

  • Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. 

Bản vẽ nhà một tầng

2. Nội dung

  • Nội dung:

    • Gồm: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các số liệu

a. Mặt cắt:

  • Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh

  • Diễn tả: các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.(cao tường cao mái, cao cửa,....)

b. Mặt đứng:

  • Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà

  • Diễn tả: hình dạng bên ngoài gồm các mặt chính, mặt bên, sau,..

c. Mặt bằng:

  • Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà

  • Diễn tả vị trí, kích thước(rộng- dài) các tường,cửa đi cửa sổ, cột, các thiết bị đồ đạc....

  • Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.

II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà

Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà

III. Đọc bản vẽ nhà

  • Theo trình tự:

    • Khung tên

      • Tên gọi ngôi nhà

      • Tỉ lệ bản vẽ

    • Hình biểu diễn

      • Tên gọi hình chiếu 

      • Tên gọi mặt cắt

    • Kích thước

      • Kích thước chung

      • Kích thước từng bộ phận

    • Các bộ phận khác

      • Số phòng

      • Số cửa đi và cửa sổ

      • Các bộ phận khác

 

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào ? Chúng thường được đặt ở vị trí nào trên bản vẽ ?

Hướng dẫn giải

  • Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc.

    • Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.

  • Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính, mặt bên.

  • Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

  • Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

Bài 2:

Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà ?

Hướng dẫn giải

  • Mặt đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, gồm có mặt chính, mặt bên.

  • Mặt bằng diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc, … trong ngôi nhà.

  • Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.

Bài 3:

Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào ? 

Hướng dẫn giải

  • B1: Đọc nội dung ghi trong khung tên.

  • B2: Phân tích hình biểu diễn (Để biết cách bố các phòng, vị trí các bộ phận của ngôi nhà).

  • B3: Phân tích và xác định kích thước của ngôi nhà (Kích thước chung, kích thước từng bộ phận của ngôi nhà).

  • B4: Xác định các bộ phận của ngôi nhà (Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ và các bộ phận khác).

  • Để bổ sung cho bản vẽ nhà, người ta thường dùng hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Bản vẽ nhà, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Phân tích được nội dung bản vẽ nhà.

  • Sử dụng đúng ký hiệu quy ước của bản vẽ nhà.

  • Đọc được bản vẽ nhà theo đúng trình tự nhất định

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 15 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 14: Đọc bản vẽ lắp đơn giản

>> Bài sau: Bài 16: Bài thực hành - Đọc bản vẽ nhà đơn giản

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?