Bài 14: Đọc bản vẽ lắp đơn giản

Như chúng ta đã biết, bản vẽ lắp bao gồm các hình biểu diễn và các số liệu cần thiết để xác định kích thức và hình dạng và kết cấu của vật thể. Để đọc, hiểu được bản vẽ lắp, ta phải xác định hình dạng, kích thước, kết cấu của vật thể như thế nào cho đúng với yêu cầu kỹ thuật ? Mời các em học sinh cùng tìm hiểu nội dung bài học mới- Bài 14: Đọc bản vẽ lắp đơn giản để có đáp án trả lời cho câu hỏi trên nhé. 

Tóm tắt lý thuyết

I. Chuẩn bị

  • Thước, ê ke, compa, bút chì, tẩy...

  • SGK, vở ghi.

II. Nội dung thực hành

1. Khung tên

  • Tên gọi sản phẩm

  • Tỉ lệ bản vẽ

  • Bộ ròng rọc

  • 1:2

2. Bảng kê

  • Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết

  • Bánh ròng rọc (1), trục (1), móc treo (1), giá (1).

3. Hình biểu diễn

  • Tên gọi hình chiếu

  • Tên gọi hình cắt

  • Hình chiếu đứng +cạnh

  • Có cắt cục bộ ở hình chiếu đứng

4. Kích thước

  • Kích thước chung của sản phẩm

  • Kích thước chi tiết

  • Cao 100 ; rộng 40 ; dài 75

  • 75 ; 60 của bánh ròng rọc

5. Phân tích

  • Vị trí của các chi tiết

  • Chi tiết (1) bánh ròng rọc ở giữa, lắp với trục (2), trục được lắp với giá chử U(4), móc treo(3) ở phía trên được lắp với giá chữ U

6. Tổng hợp

  • Trình tự tháo lắp

  • Công dụng sản phẩm

  • Dũa 2 đầu trục tháo cụm 1-2, sau đó dũa đầu móc treo tháo cụm 3-4.

  • Lắp cụm 3-4 tán đầu móc treo sau đó lắp cụm 1-2 và tán 2 đầu trục.

  • Dùng để năng vật nặng lên cao. 

III. Các bước tiến hành

  •  Đọc bản vẽ bộ ròng rọc theo các bước

 

Trình tự đọc

Nội dung

Đọc bản vẽ “Bộ ròng rọc”

1. Khung tên

- Tên gọi sản phẩm:

- Tỉ lệ bản vẽ:

- Bộ ròng rọc

- 1:2

2. Bảng kê

- Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết :

1. Bánh ròng rọc- 1cái – làm bằng chất dẻo.

2. Trục 1cái- làm bằng thép.

3.Móc treo 1 cái bằng thép.

4. Giá chữ u 1 cái  bằng thép.

3. Hình biểu diễn

-Tên gọi hình chiếu :

- Hình cắt

- 2 hình chiếu : đứng và cạnh.

- Hình cắt cục bộ trên hình chiếu đứng.

4. Kích thước

- Kích thước chung:

- Kích thước chi tiết

- Cao 100mm, rộng 40mm, dài 75mm.

- Bánh ròng rọc có đường kính rãnh là 60mm.

5.Phân tích chi tiết

- Vị trí các chi tiết ( yêu cầu vẽ hình chiếu và tô màu từng chi tiết khác màu nhau)

Vẽ hình chiếu và tô màu các chi tiết theo ý thích , mục đích là phải phân biệt được rõ vị trí từng chi tiết một.

6. Tổng hợp

_ Trình tự tháo, lắp

 

 

- Công dụng của sản phẩm

- Dũa 2 đầu trục /tháo cụm2-1 /Dũa đầu móc treo/ tháo cụm 3-4.

_Lắp cụm 3-4/ tán đầu móc treo/ lắp cụm 1-2/ tán 2 đầu trục/hoàn thiện.

- Sản phẩm lắp xong dung để nâng vật lên cao cho dễ dàng.

 

Lời kết

Như tên tiêu đề của Đọc bản vẽ lắp đơn giản, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Phân tích được các chi tiết trên ban vẽ lắp về hình dạng và kích thước.

  • Mô tả được vị trí các chi tiết trong bản vẽ lắp.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 14 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 13: Bản vẽ lắp

>> Bài sau: Bài 15: Bản vẽ nhà

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?