Bài 11: Biểu diễn ren

Mục tiêu bài học mới nhằm giới thiệu đến các em học sinh một số chi tiết máy có ren trên bản vẽ chi tiết. Vậy chúng được vẽ như thế nào và tuân theo những quy ước nào trên bản vẽ chi tiết ? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 11: Biểu diễn ren dưới đây để có được câu trả lời nhé !  

Tóm tắt lý thuyết

I. Chi tiết có ren:

1. Ví dụ

  • Ren vuông ở trục ghế xoay,trục êtô, trục cống thoát nước.

  • Ren tam giác chiếm đa số ở các trục xe, bu lông đai ốc...,ren tròn ở cổ lọ mực thân bút,...

Các chi tiết có ren

2. Công dụng của ren :

  • Liên kết các chi tiết với nhau và để truyền lực.

II. Quy ước vẽ ren:

1. Ren ngoài

  • Ren ngoài là ren được hình thành mặt ngoài của chi tiết .

Hình chiếu của ren trục

  • Quy ước vẽ ren ngoài:

    • Đ­ường đỉnh ren đ­ược vẽ bằng nét liền đậm

    • Đ­ường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh

    • Đ­ường giới hạn ren đư­ợc vẽ bằng nét liền đậm

    • Vòng đỉnh ren đ­ược vẽ đóng kín bằng nét liền đậm

    • Vòng chân ren đư­ợc vẽ hở bằng nét liền mảnh

  • Lưu ý: 

    • Vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng tròn .

2. Ren trong

  • Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ .

  • Hình cắt và hình chiếu của ren lỗ

    • Quy ước vẽ ren trong có mặt cắt nhìn thấy:

    • Đường đỉnh ren đ­ược vẽ bằng nét liền đậm

    • Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh

    • Đường giới hạn ren đư­ợc vẽ bằng nét liền đậm

    • Vòng đỉnh ren đ­ược vẽ đóng kín bằng nét liền đậm

    • Vòng chân ren đ­ược vẽ hở bằng nét liền mảnh

  • Lưu ý: 

    • Vòng tròn chân ren chỉ vẽ ¾ vòng tròn .

    • Phần hở luôn ở phía trên bên phải

3. Ren bị che khuất( ren không nhìn thấy)

Hình biểu diễn ren khuất

  • Quy ước:

    • Các đường giới hạn ren, đường đỉnh ren, đường chân ren, đều vẽ bằng nét đứt.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Ren dùng để làm gì ? 

Hướng dẫn giải

  • Ren dùng để ghép nối hay truyền lực,ren dùng đẻ lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

Bài 2:

Kể một số chi tiết có ren mà em biết ? 

Hướng dẫn giải

  • Một số ren 

    • Đuôi bóng đèn 

    • Ghế xoay 

    • Đinh vít 

    • Côn xe đạp 

    • Đai ốc 

    • Cổ trai 

    • Đui đèn ...

Bài 3:

Quy ước về ren trục và ren lỗ khác nhau như thế nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Ren trục

    • Đường đỉnh ren nằm ngoài đường chân ren

    • Vòng đỉnh ren nằm ngoài vòng chân ren.

  • Ren lỗ

    • Đường đỉnh ren nằm trong đường chân ren.

    • Vòng đỉnh ren nằm trong vòng chân ren.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Biểu diễn ren, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Nhận dạng được các loại ren trên bản vẽ chi tiết,

  • Cho được ví dụ về các chi tiết có ren trên thực tế.

  • Biết được các quy ước vẽ ren trên bản vẽ

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 11 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 10: Bài thực hành - Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt

>> Bài sau: Bài 12: Bài thực hành - Đọc bản vẻ chi tiết đơn giản có ren

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?