30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ: HỆ VẬN ĐỘNG - SINH HỌC 8 NĂM 2020
Câu 1. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực?
A. Xương cột sống
B. Xương đòn
C. Xương ức
D. Xương sườn
Câu 2. Phần cẳng chân có bao nhiêu xương?
A. 2 B. 3
C. 1 D. 4
Câu 3. Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi như thế nào?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Giúp phân tán lực đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu
C. Giúp giảm áp lực của xương cột sống lên vùng ngực và cổ
D. Giúp giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các xương lân cận khi di chuyển
Câu 4. Con người có bao nhiêu đôi xương sườn cụt không gắn với xương ức qua phần sụn?
A. 4 đôi B. 3 đôi
C. 1 đôi D. 2 đôi
Câu 5. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
Câu 6. Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
Câu 7. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương
D. Màng xương
Câu 8. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 9. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?
A. Mô xương xốp và khoang xương
B. Mô xương cứng và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
Câu 10. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau: Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.
A. (1): mô xương cứng; (2): ra ngoài
B. (1): mô xương xốp; (2): vào trong
C. (1): màng xương; (2): ra ngoài
D. (1): màng xương; (2): vào trong
Câu 11. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
A. Máu B. Mỡ
C. Tủy đỏ D. Nước mô
Câu 12. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn?
A. Mô xương cứng
B. Mô xương xốp
C. Khoang xương
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 13. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ?
A. 400 cơ
B. 600 cơ
C. 800 cơ
D. 500 cơ
Câu 14. Chọn từ thích hợp để điền vào dấu ba chấm trong câu sau: Mỗi … là một tế bào cơ.
A. Bó cơ B. Tơ cơ
C. Tiết cơ D. Sợi cơ
Câu 15. Khi nói về cơ chế co cơ, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ ngắn lại.
B. Khi cơ co, tơ cơ dày xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ mảnh làm cho tế bào cơ dài ra.
C. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ dài ra.
D. Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.
{-- Nội dung và đáp án từ câu 16-30 của tài liệu vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: