Mảng tham số trong C#

Đôi khi, trong khi khai báo một phương thức, bạn không chắc chắn số tham số được truyền như là một tham số.

Mảng tham số (Parameter Array) trong C# giúp giải quyết vấn đề này.

Dưới đây là ví dụ minh họa mảng tham số trong C#:

bạn tạo hai lớp có tên lần lượt là MangThamSoTestCsharp như sau:

Lớp MangThamSo: có chứa phương thức CongPhanTu()

using System;


namespace HoclaptrinhCsharp
{
    class MangThamSo
    {
        public int CongPhanTu(params int[] arr)
        {
            int sum = 0;
            foreach (int i in arr)
            {
                sum += i;
            }
            return sum;
        }
    }
}

Lớp TestCsharp: có chứa phương thức main() để thao tác trên đối tượng MangThamSo.

using System;


namespace HoclaptrinhCsharp
{
    class TestCsharp
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            Console.WriteLine("Mang tham so trong C#");
            Console.WriteLine("-------------------------------------");


            //tao doi tuong MangThamSo
            MangThamSo app = new MangThamSo();
            int sum = app.CongPhanTu(512, 720, 250, 567, 889);
            Console.WriteLine("Tong bang: {0}", sum);
            Console.ReadKey();
        }
    }
}

Nếu bạn không sử dụng lệnh Console.ReadKey(); thì chương trình sẽ chạy và kết thúc luôn (nhanh quá đến nỗi bạn không kịp nhìn kết quả). Lệnh này cho phép chúng ta nhìn kết quả một cách rõ ràng hơn.

Biên dịch và chạy chương trình C# trên sẽ cho kết quả sau:

Mảng tham số trong C# 1


Bình luận