Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn cho bài viết số 2 sắp tới. Mong rằng từ bài giảng các em biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chúc các em có thêm những gợi ý hay, nảy sinh những ý tưởng mới cho bài viết để đạt được điểm cao.

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn chung

  • Ôn lại đặc điểm chung của phương thức tự sự đã được học ở THCS
  • Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
  • Ôn lại những kiến thức đã học: lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận
    • Lập dàn ý:
      • Lập dàn ý cho bài văn tự sự là nêu rõ nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể
      • Dàn ý chung:
        • Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
        • Thân bài: Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện
        • Kết bài: Kết thúc câu chuyện
      • Muốn lập dàn ý cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
    • Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
      • Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.
    • Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận
      • Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sư. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ
      • Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm, tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo và trong tâm trí của mình

1.2. Gợi ý đề bài

Đề 1: Kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích (Ví dụ: Sọ Dừa, Bến Quê, Những Ngôi sao xa xôi...)

Đề 2: Hãy trưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi - mông.

Đề 3: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình hoặc tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.

1.3. Gợi ý cách làm bài

  • Suy nghĩ kĩ về đề tài phải viết, sao cho câu chuyện nêu được một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc
  • Khi chọn đề tài cần hình dung câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào để xây dựng cốt truyện: các nhân vật, sự việc, chi tiết, thứ tự các sự việc và chi tiết...
  • Lập dàn ý cho bố cục theo ba phần:
    • Mở bài
    • Thân bài
    • kết bài
  • Chú ý:
    • Kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
    • Các lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt dấu câu, hình thức trình bày....

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ: 

Đề: Trong giấc một giấc mơ, em được gặp lại người thân xa cách đã lâu. Hãy kể lại giấc mơ đó.

Gợi ý làm bài:

Dưới đây là gợi ý các em có thể tham khảo

  • Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ sẽ kể.
    • Cách 1: Suy nghĩ về giấc mơ; giấc mơ đẹp của em: sự kì diệu của giấc mơ cho em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
    • Cách 2: Tình huống dẫn đến giấc mơ (một món quà, một kỉ niệm, trở lại nơi cùng người thân đã sống, nỗi khao khát được gặp người thân, ...).
  • Thân bài: Kể lại giấc mơ.
    • Không gian và thời gian của cuộc gặp gỡ.
    • Giới thiệu nhân vật “em”: trong giấc mơ, em thấy mình như thế nào, còn nhỏ hay đã lớn...
    • Tâm trạng lúc đó: đang buồn hay vui, tâm trạng như thế nào trước cảnh hiện lên trong giấc mơ?
    • Tình huống dẫn đến sự xuất hiện của người thân (người thân xuất hiện như thế nào)?
    • Giới thiệu về người thân (đó là ai, mối quan hệ,hình ảnh người thân trong giấc mơ, những thay đổi của người đó so với trước đây, cảm nhận của em về người đó).
    • Câu chuyện diễn ra giữa em và người thân (nhắc lại những kỉ niệm trước đây, những chuyện xảy ra trong thời gian xa cách,...), những sự việc diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa em và người thân.
  • Kết bài: Kết thúc câu chuyện
    • Những cảm xúc, suy tưởng sau khi giật mình tỉnh dậy

3. Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự

Để biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Viết bài làm văn số 2: Văn tự sự.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?