Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Vận nước để nắm một số kiến thức trọng tâm cần thiết về nội dung và nghệ thuật bài học. Mong các em sẽ hiểu được nhũng giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cảm được ý thức trách nhiệm và niềm tin vào tương lai tươi sáng cùng những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ. Chúc các em có thêm một bài giảng hay.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Thiền sư Đỗ Pháp Thuận (915 - 990) là người uyên bác, có tài văn chương
- Ông từng là cố vấn quan trọng dưới thời Tiền Lê, được vua Lê Đại Hành kính trọng và tin dùng, phong làm pháp sư
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác khoảng năm 981-982, đây là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học viết Việt Nam.
- Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Chủ đề: Vận nước dài ngắn là tùy thuộc vào cách trị nước của một minh quân; phải lấy từ bi, bác ái, vị tha làm nền tảng trị nước thì nền thái bình mới lâu dài
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đầu
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lí thái bình
(Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình)
- Quốc tộ → đất nước vận nước
- Đằng lạc → mây quấn
→ Câu thơ sử dụng biện pháp so sánh cho thấy sự vững bền, dài lâu, phát triển thịnh vượng của vận nước.
- Câu thơ: "Trời Nam mở thái bình"
- Thái bình là một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, dân thì an cư lạc nghiệp trên đất tổ của mình, cuộc sống lao động đầy ắp tiếng cười không có chiến tranh thảm khốc → nêu bật kỉ nguyên mới của đất nước: cuộc sống thái bình, thịnh trị đang mở ra
⇒ Hai câu thơ đầu thể hiện được nhận thức của pháp sư về vận nước. “Mây quấn” kia còn có thể cái nhìn sâu sắc của nhà thơ về vận nước. Muốn đất nước được bền vững lâu dài thì phải xác định được mối quan hệ giữa ngoại giao và nội trị. Đồng thời thể hiện tâm trạng phơi phới niềm vui, niềm tự hào , lạc quan, tin tưởng vào vận mệnh của đất nước.
b. Hai câu sau
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh
(Vô vi trên điện các
Chốn chốn dứt đao binh)
- Nhà nước phải thực hiện đường lối vu vi. Đó là đường lối nhân ái, bác ái lấy dân làm gốc tạo nên một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân
- Khái niệm vô vi cần được hiểu trong sự dung hòa của cả ba tôn giáo
- Đao giáo: Vô vi là thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên
- Nho giáo: Vô vi là người lãnh đạo (vua) dùng đạo đức tốt đẹp của bản thân để cảm hóa nhân dân, khiến cho dân tin phục sẽ khiến xã hội tự đạt được trạng thái trị bình, vua không phải làm gì hơn
- Phật giáo: Có thuyết vô vi pháp là cách sống từ bi bác ái làm cho chúng sinh được yên vui, xóa bỏ mọi khổ nạn cho họ.
- Khi gắn với không gian "điện các", ta hiểu nhà sư đã đưa ra lời khuyên vô cùng xác đáng: người điều hành chính sự nơi triều đình, người đề ra đường lối trị nước cần thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị để giáo hóa dân, đất nước sẽ thái bình, thịnh trị, không còn nạn đao binh.
⇒ Hai câu thơ thể hiện cái nhìn của nhà thơ về đường lối chính sách của nhà nước. Đó là một cái nhìn sâu sắc và có chiều sâu. Nhà thơ đại diện cho nhân dân thể hiện khát vọng có một cuộc sống ấm no hạnh phúc thái bình
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề: Phân tích bài thơ Vận nước của thiền sư Đỗ Pháp Thuận
Gợi ý làm bài:
Các em có thể tham khảo dàn ý chi tiết dưới đây:
- Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Thân bài
- Trình bày những nét khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác
- Bố cục
- Chủ đề
- Hai câu thơ đầu
- Vận nước như mây quấn là hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Có thể hiểu vận mệnh đất nước vốn nằm trong nhiều mối quan hệ phức tạp. Cũng có thể hiểu dây mây quấn quýt chỉ sự bền vững lâu dài.
- Tuy nhiên, đất nước ta đang hưởng thái bình: Nam thiên lí thái bình.
- Chú ý phân tích các từ ngữ, hình ảnh thơ
- Hai câu thơ sau
- Vô vi nơi điện các cũng là câu thơ giàu hình ảnh tượng trưng. Theo Đạo gia, vô vi là không làm điều trái tự nhiên, gây phiên nhiều cho dân. Trị nước lớn mà chính sự phiền hà, pháp lệnh thay đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, thì dân sẽ dối trá, chống đối ( Đạo đức kinh Lão Tử). Vô vi nơi điện các là làm những việc thuận lòng dân, không gây phiền nhiễu, để dân sống yên vui.
- Chốn chốn dứt đao binh nêu mục tiêu trị nước là chấm dứt chiến tranh, đất nước thanh bình, vững bền.
- Tư tưởng về việc trị nước, vận nước được Pháp Thuận tấu trình:
- Nếu nhà vua chăm lo cho dân, làm những việc hợp lòng dân, thì dân thuận lòng tôn thờ.
- Nếu nhà vua làm sao cho dứt nạn đao binh, đất nước thanh bình thì vận nước sẽ trường tồn.
- Trình bày những nét khái quát chung
- Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận sâu sắc và tâm đắc về bài thơ
3. Soạn bài Vận nước
Bài thơ Vận nước ra đời khoảng năm 981-982, đây là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của văn học viết Việt Nam. Để tìm hiểu về bài thơ này, mời các em cùng tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Vận nước.
4. Một số bài văn mẫu bài thơ Vận nước
Tình yêu quê hương đất nước của Pháp Thuận được thể hiện sâu sắc trong bài thơ Vận nước. Nó tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng, thể hiện được tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn của tác giả. Để cảm nhận được những điều này, mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu sau: