Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến với những chiêm nghiệm sâu sắc trong cuộc đời và sự sống, từ đó các em sẽ có thêm một cách nhìn nhận mới về cuộc đời, tự tạo cho mình một lối sống tích cực hơn. Chúng tôi mời các em tham khảo bìa giảng Cáo bệnh, bảo mọi người. Chúc các em gặt hái được nhiều điều hay và ý nghĩa
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Mãn Giác thiền sư tên thật là lý Trường (1052 – 1096)
- Người làng An Cách
- Thưở nhỏ được tuyển vào cung và được vua rất quan tâm chú ý đến
- Nhưng đến 25 tuổi thì lại quyết định xuất gia trở thành một vị thiền sư có sự hiểu biết sâu rộng về cuộc đời và được nhiều người trọng vọng
- Đến khi ông mất thì được ban thêm tên thụy là Mãn giác.
b. Tác phẩm
- Thể loại : kệ là một thể văn thời văn học trung đại thuộc bộ phận thể văn Phật giáo. Nó có chức năng truyền bá và giải thích đạo Phật. Kệ được viết bằng văn vần có ý tứ sâu sa, cách nói thì kín đáo. Không những thế nó còn có giá trị về mặt văn chương.
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: 4 câu thơ đầu: thể hiện quy luật cuộc sống
- Phần 2: còn lại: quan niệm nhân sinh cao đẹp
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Quy luật của cuộc sống
- Quy luật của thiên nhiên, tạo vật (câu 1,2)
- Đến - đi
- Còn - mất
- Nở - rụng →Vòng quay luân hồi của thiên nhiên tạo vật được diễn tả qua hình ảnh nghệ thuật
- Hoa tàn → hoa nở: nhiều vòng, nhiều kiếp
- Hoa nở → hoa tàn: một vòng, một kiếp khép kín
- Thiên nhiên như bánh xe luân hồi, vòng sau tiếp vòng trước
- Quy luật của con người (Câu 3,4)
- Cuộc sống: trôi mãi không ngừng >< Con người: trải sinh, lão bệnh tử
- Vô hạn >< Hữu hạn
- Tuần hoàn >< Không trở lại
→ Luyến tiếc
⇒ Thoáng buồn: Chưa làm được gì có ý nghĩa mà tuổi già đã đến (“Lão lai tái tận, lực bất tòng tâm”)
b. Quan niệm nhân sinh cao đẹp
- Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết→ Hình ảnh nhành mai đi ngược quy luật tạo hoá: Đêm qua nhành mai vẫn nở trước sân >< dù xuân hết ⇒ Ngược với quy luật của tự nhiên
- Đừng bảo tuổi già không làm được gì, vẫn có thể cống hiến → Mượn hình ảnh nhành mai, biểu tượng niềm tin bất diệt vào cuộc sống, con người.
- Câu thơ còn chứng tỏ tinh thần nhập cuộc, nhập thế tích cực của vị thiền sư (muốn làm việc gì đó có ý nghiã cho đời → vẻ đẹp của những vị thiền sư thời Lý, đi tu tưởng lánh đời, vẫn gần gũi với đời, vẫn tìm cách nhập đời nhập thế.)
⇒Lòng yêu nước
⇒ Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, niềm tin mãnh liệt vào con người, cuộc sống, khát khao sống có ý nghĩa
2. Soạn bài Có bệnh, bảo mọi người
Mãn Giác Thiền sư (1052 - 1096) là một vị cao tăng mang tâm hồn thi sĩ tuyệt đẹp. Bài "Có bệnh bảo mọi người" (Cáo tật thị chúng) được vị Thiền sư đọc cho các đệ tử nghe khi ông lâm bệnh trọng, trước lúc qua đời. Để hiểu thêm về bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Có bệnh, bảo mọi người.
3. Một số bài văn mẫu bài thơ Có bệnh, bảo mọi người
Bài kệ "Cáo tật thị chúng" thể hiện một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo Phật được thể hiện bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc. Để cảm nhận được những triết lí này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây: