Qua bài học giúp các em nắm được khái niệm từ trái nghĩa. Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.
- Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
- Ví dụ
- Dài – ngắn: trái nghĩa về chiều dài.
- Cao – thấp: trái nghĩa về chiều cao.
- Sạch – bẩn: trái nghĩa về phương diện vệ sinh.
- Hiền – ác: trái nghĩa về tính cách.
- Ví dụ
- Từ trái nghĩa, có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
- Ví dụ
- Lành (đức tính) - ác, dữ
- Lành (áo lành) - rách
- Lành (thuốc lành) - độc
- Ví dụ
- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
- Ví dụ
- Với từ “nhạt”
- (muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”
- (đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”
- (tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”
- (màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.
- Với từ “nhạt”
- Ví dụ
1.2. Sử dụng từ trái nghĩa
- Dùng từ trái nghĩa trong thế đối
- Ví dụ: "Ngẩng - cúi" tạo phép đối, góp phần biểu hiện tâm tư trĩu nặng tình cảm quê hương của nhà thơ
"Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương"
- Tạo sự tương phản
- Ví dụ: Tạo sự tương phản để lên án, phê phán những kẻ không biết mình mà còn hay chê bai người khác
"Lươn ngắn lại chê trạch dài
Thờn bơn méo miệng che trai lệch mồm"
- Ví dụ: Tạo sự tương phản để lên án, phê phán những kẻ không biết mình mà còn hay chê bai người khác
- Thành ngữ: Tạo sự cân đối, làm cho lời nói thêm sinh động
- Ví dụ
- Đầu xuôi đuôi lọt
- Lên bỗng xuống trầm
- Ba chìm bảy nổi
- Ví dụ
- Lưu ý: Cần sử dụng từ ái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài 1: Nếu giao tiếp với một bạn vừa xấu vừa đen, muốn khen bạn em sẽ nói như thế nào?
Gợi ý làm bài
- Có thể nói: "Bạn không đẹp lắm nhưng ăn nói rất có duyên"
- Hoặc
"Người xấu duyên lặn vào trong
Người đẹp duyên bong ra ngoài"
Đề bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa
Gợi ý làm bài
Đoạn 1
Ai sinh ra mà chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt xô bờ. Nhớ cả con nước khi vơi, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông.”
Đoạn 2
Quê hương em ở vùng núi Đức Linh, vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa, thường có những ngày mưa rả rích. Ông em kể rằng: xưa kia nơi đây là một vùng đồi núi hoang vu, vắng vẻ, không một bóng người nhưng ngày nay, ở nơi đây, con người đã biến những đồi núi hoang vu, cằn cỗi thành những cánh rừng xanh tươi, bát ngát.
Đề bài 3: Điền vào mỗi ô trống một từ trái nghĩa với từ in đậm.
a) Trần Quốc Thảo tuổi nhỏ mà chí ....
b) Trẻ ..... cùng đi đánh giặc.
c) ..... trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa chiến tranh....
Gợi ý làm bài
a) Trần Quốc Thảo tuổi nhỏ mà chí lớn.
b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c) Dưới trên đoàn kết một lòng.
d) Xa-da-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa chiến tranh hủy diệt.
Đề bài 4: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Việc .... nghĩa lớn
b) Áo rách khéo vá, hơn lành ......... may.
c) Thức ...... dậy sớm
d) Chết ......... còn hơn ... đục
Gợi ý làm bài
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống như sau:
a) Việc nhỏ nghĩa lớn.
b) Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c) Thức khuya dậy sớm.
d) Chết trong còn hơn sống đục.
Đề bài 5: Tìm những từ trái nghĩa nhau:
a) Tả hình dáng
b) Tả hành động
c) Tả trạng thái
d) Tả phẩm chất
Gợi ý làm bài
a) Tả hình dáng:
- Thấp >< cao
- Lùn >< cao
- Béo >< gầy
- Mập >< ốm
- To con >< nhỏ con
b) Tả hành động:
- Khóc >< cười
- Đứng >< ngồi
- Im lặng >< ồn ào
c) Tả trạng thái:
- Cười vui >< buồn bã
- Lạc quan >< bi quan
- Hạnh phúc >< bất hạnh
- Khỏe >< yếu
- Nhiệt tình >< thờ ơ
- Vui vẻ >< buồn rầu...
- Vui sướng >< đau khổ
- Khỏe >< yếu
- Sướng >< khổ
d) Tả phẩm chất:
- Tốt >< xấu
- Khiêm tốn >< kiêu cáng
- Hiền >< dữ
- Dũng cảm >< nhát gan
- Trung thực >< dối trá
- Cao thượng >< hèn hạ
- Giản dị >< cầu kì
- Trung thành >< phản trắc
- Cao thượng >< thấp hèn.
3. Soạn bài Từ trái nghĩa
Để nắm được khái niệm từ trái nghĩa cũng như cách vận dụng khi nói và viết, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Từ trái nghĩa.