Từ đồng âm

Qua bài học giúp các em hiểu khái niệm từ đồng âm. Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.

Tóm tắt bài

1.1. Thế nào là từ đồng âm?

a. Xét ví dụ

  • Xét từ "lồng" trong hai ví dụ sau
    • (1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
    • (2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

So sánh

Lồng (1)

Lồng (2)

Giống nhau

Phát âm giống nhau

Khác nhau

Động từ (nhảy, phi, tế)

Chỉ hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên.

 Danh từ (chuồng, rọ)

Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật nuôi.

 

⇒ Nghĩa khác nhau không liên quan đến nhau.

b. Kết luận

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.

c. Chú ý

  • Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
    • Xét ví dụ
      • Giải nghĩa các từ "chân" trong các ví dụ sau:

(1) Cái ghế này chân bị gãy rồi.

(2) Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi.

(3) Nam đá bóng nên bị đau chân.

(1) Chân ghế: Bộ phận dưới cùng của ghế, dùng để đỡ các vật khác (chân bàn, chân ghế)

(2) Chân núi: Bộ phận dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt với mặt nền (chân núi, chân tường)

(3) Chân người: Bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng.

→ Đều chỉ bộ phận dưới cùng

⇒ Từ nhiều nghĩa

Phân biệt Đồng âm Nhiều nghĩa
Giống nhau Âm đọc giống nhau
Khác nhau

Không có mối liên hệ gì về ngữ nghĩa với nhau.

⇒ Các từ có nghĩa hoàn toàn khác xa nhau.

Các nghĩa có mối liên hệ ngữ nghĩa nhất định

⇒ Các từ có nét nghĩa chung

1.2. Sử dụng từ đồng âm

a. Xét ví dụ

  • Đem các về kho!
    • Kho (1): Động từ, một cách chế biến thức ăn (đun, nấu)
    • Kho (2):  Danh từ, nơi để chứa đựng, cất hàng

⇒ Để hiểu đúng nghĩa của từ “kho” ta dựa vào hoàn cảnh giao tiếp và đặt nó vào từng câu cụ thể.

Kho (1): Đem các về mà kho.

Kho (2): Đem cá về nhập kho.

b. Kết luận

  • Hiện tượng đồng âm có thể gây hiểu sai hoặc hiểu nước đôi. Do đó, trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ dùng từ đồng âm cho đúng. 

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng âm.

Gợi ý làm bài

Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp Một, đến nay đã vào cấp Hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách "học đi đôi với hành" và "hát hay không bằng hay hát". Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". 

  • "Hát hay không bằng hay hát"
    • Đồng âm: "hay"
      • "hát hay": "hay" chỉ lời khen. 
      • "hay hát": "hay" chỉ việc làm thường xuyên.

3. Soạn bài Từ đồng âm

Để hiểu được khái niệm từ đồng âm và có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết, các em có thể tham khảo bài soạn Từ đồng âm.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?