Soạn bài Từ đồng âm

Hướng dẫn chi tiết

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khái niệm từ đồng âm
    • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau.
  • Chú ý

    • Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
  • Cách sử dụng
    • Hiện tượng đồng âm có thể gây hiểu sai hoặc hiểu nước đôi. Do đó, trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ dùng từ đồng âm cho đúng. 

2. Soạn bài Từ đồng âm

2.1. Thế nào là từ đồng âm?

Câu 1. Giải thích nghĩa của từ "lồng” trong hai câu sau:

(1) Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên

  • "Lồng"
    • Là động từ

→ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.

(2) Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.

  • "Lồng"
    • Là danh từ

→ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá

Câu 2. Nghĩa hai từ "lồng” trên không quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.

2.2. Sử dụng từ đồng âm

Câu 1. Chúng ta phân biệt được nghĩa của từ “lồng” ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

Câu 2.

  • Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa
    • Nghĩa thứ nhất: Đem cá về kho -> Đem cá về nấu thành thức ăn
    • Nghĩa thứ hai: Đem cá về kho -> Đem cá về cất trong nhà kho
  • Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:
    • Đem cá về kho tộ nhé!
    • Đem cá về nhập kho ngay nhé!

Câu 3. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, chúng ta phải chú ý đến ngữ cảnh giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Từ đồng âm để nắm rõ hơn nội  dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc đoạn dịch thơ bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" từ "thu cao, gió thét già" đến "lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với các từ sau: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi.

  • Trước hết ta phải tìm nghĩa các từ này trong văn cảnh của bài thơ có nghĩa là gì, sau đó mới tiến hành tìm từ đồng âm
    • Từ trong bài thơ đánh số 1
    • Từ đồng âm cần tìm đánh số 2.
    • Thu
      • Thu (1); Danh từ, mùa thu → Chỉ một mùa trong ănm
      • Thu (2): Động từ, thu tiền → Chỉ hành động
    • Cao
      • Cao (1): Tính từ, trái nghĩa với thấp
      • Cao (2): Danh từ, chỉ một loại thuốc Nam dùng để chữa bệnh (cao khỉ, cao trăn)
    • Ba
      • Ba (1): Số từ, ba lớp tranh
      • Ba (2): Danh từ, người sinh ra mình (ba, mẹ)
    • Tranh
      • Tranh (1): Danh từ, tấm lợp kín bằng cỏ (tấm tranh)
      • Tranh (2): Động từ, bàn cãi để tìm ra lẽ phải (tranh cãi)
    • Sang
      • Sang (1): Động từ, biểu thị hướng hoạt động nhằm một đối tượng khác (sang nhượng)
      • Sang (2): Tính từ, làm cho người ta phải coi trọng (sang trọng)
    • Nam
      • Nam (1): Chỉ phương hướng (Nam/ Bắc)
      • Nam (2): Giới tính của con người (Nam/ nữ)
    • Sức
      • Sức (1): Chỉ sức khỏe của con người (sức lực)
      • Sức (2): Danh từ, một loại văn bản do quan lại truyền xuống cho lý trưởng đốc thúc(tờ sức)
    • Nhè
      • Nhè (1): Động từ, nhằm vào chỗ yếu hoặc chỗ bất lợi của người khác
      • Nhè (2): Động từ, bụm miệng lại và dùng lưỡi để đẩy ra
    • Tuốt
      • Tuốt (1): Tính từ, thẳng một mạch đến nơi xa
      • Tuốt (2): Động từ, hành động lao động trong việc thu hoạch lúa (tuốt lúa)
    • Môi
      • Môi (1): Danh từ, chỉ bộ phận trên khuôn mặt (môi khô)
      • Môi (2): Tính từ, làm trung gian cho hai bên (môi giới)

Câu 2. Tìm nghĩa khác nhau của danh từ "cổ" và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? Tìm từ đồng âm và cho biết nghĩa.

  • Nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
    • Nghĩa 1: Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân (cổ tay)
    • Nghĩa 2: Sự cứng cỏi không chịu thuyết phục (cứng cổ)
    • Nghĩa 3: Bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)
    • Nghĩa 4: Bộ phận của áo hoặc giày (cổ áo, cổ giày)
  • Từ đồng âm với "cổ":
    • Đồ cổ: Đồ vật có từ xa xưa và có giá trị.

Câu 3. Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm)

  • Bắt buộc mỗi câu phải có cả 2 từ với 2 nghĩa khác nhau:

Họ đang bàn bạc về việc cắm trại ngày mai ở dãy bàn cuối lớp học.

Trong năm nay sẽ có năm học sinh được đi du học;

Các loại sâu bọ thường ẩn mình sâu dưới các lớp lá dày.

Câu 4. Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái

  • Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
    • Vạc
      • (1): Con vạc
      • (2): Chiếc vạc
    • Đồng
      • Đồng (1): Bằng kim loại
      • Đồng (2): Cánh đồng
  • Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:
    • Anh mượn vạc để làm gì?
    • Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật.
    • Vạc làm bằng gì?
    • Vạc làm bằng đồng kim loại sẽ khác hoàn toàn với vạc ở ngoài đồng.

4. Hỏi đáp về bài Từ đồng âm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?