Tổng ôn về Địa lý tự nhiên Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021

TỔNG ÔN VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

 

A. LÝ THUYẾT

1.     Nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

· Vị trí địa lí:

 

Đặc điểm

Ý nghĩa

Tự nhiên

- Phía Đông Nam của châu Á.

- Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương.

- Hệ tọa độ: (kể tên, tọa độ các điểm cực)

- Kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

- Quy đinh thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng.

- Tài nguyên sinh vật rất phong phú.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng giữa các vùng tự nhiên khác nhau.

- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán…)

 

2.     Nội dung: Đặc điểm chung của tự nhiên

a/ Đất nước nhiều đồi núi

· Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.

· Khu vực đồi núi:

-         Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

-  Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…

· Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa

· Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.

- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.

- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ

d/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng

· Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:

-         Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.

-         Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.

· Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

-         Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.

-         Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

· Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

-         Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao

-         Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

3.     Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

· Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường.

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Quan sát hình 40.1. Lát cắt tổng hợp địa lý tự nhiên từ Phan-xi-păng tới TP. Thanh Hóa, tr 139 SGK, em hãy:

a, Xác định hướng của tuyến cắt này.

b, Nêu tên các khu vực địa hình mà lát cắt chạy qua:

c, Dựa vào ký hiệu và bảng chú giải của từng hợp phần tự nhiên, hãy cho biết:

  • Trên lát cắt (từ A đến B và từ dưới lên trên) có những loại đất, đá nào?
  • Chúng phân bố ở đâu?
  • Trên lát cắt từ thấp lên cao có mấy kiểu rừng?
  • Chúng phát triển trong điều kiện tư nhiên như thế nào?

Trả lời

a, Vị trí tuyến cắt A - B trên bản đồ, của tuyến cắt này là tây bắc - đồng nam.

b, Quan sát lát cắt, ba khu vực địa hình mà lát cắt chạy qua là: khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu và khu đồng bằng Thanh Hoá.

c, Trên lát cắt từ A - B có:

  • Bốn loại đá: macma xâm nhập, macma phun trào, trầm tích đá vôi và trầm tích phù sa.
  • Ba loại đất: đất mùn núi cao, đất feralit trên đá vôi và đất phù sa trẻ.
  • Ba kiểu rừng: ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới.

Câu 2: Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trên lát cắt hình 40.1, tr 139 SGK và bảng 40.1, tr 138 SGK, em hãy trình bày sự biến đổi khí hậu trong vùng (từ vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, đến cao nguyên Mộc Châu, đến đồng bằng Thanh Hoá) theo gợi ý dưới đây:

a, Về chế độ nhiệt:

b, Về chế độ mưa:

c, Kết luận chung:

Trả lời:

a, Về chế độ nhiệt:

  • Khu vực Thanh Hoá: là vùng đồng bằng gần biển; nhiệt độ trung bình cao >23 độ C
  • Khu vực Mộc Châu: là vùng cao nguyên nằm bên trong đồng bằng; nhiệt độ trung bình thấp hơn từ 17 độ C – 25 độ C
  • Khu vực Hoàng Liên Sơn: là vùng núi cao chắn gió mùa mùa hạ từ biển vào nên có mưa nhiều nhất so với hai khu vực trên nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8 độ C – 18 độ C.

b, Về chế độ mưa:

  • Khu vực Thanh Hoá: lượng mưa tương đối khoảng 1700 – 1900 mm/năm.
  • Khu vực Mộc Châu: lượng mưa tương đối khoảng 1700 – 1900 mm/năm.
  • Khu vực Hoàng Liên Sơn: lượng mưa trung bình từ 3500 – 3600 mm/năm

c, Kết luận chung:

Đặc điểm chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào thời kì gió mùa mùa hạ. Tuy nhiên do yếu tố vị trí, địa hình nên có sự khác biệt

Câu 3: Lập bảng tổng hợp về điều kiện địa lí tự nhiên ba khu vực theo gợi ý dưới đây?

Trả lời:

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lát cắt A - B chạy qua các khu vực địa hình nào?

A. Núi cao, đồng bằng.

B. Núi cao, cao nguyên, đồng bằng.

C. Núi trung bình, núi thấp, đồng bằng.

D. Núi thấp, núi cao. đồng bằng.

Câu 2: Trạm nào có lượng mưa trong năm cao nhất?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Thanh Hóa.

C. Tất cả đều sai.

D. Mộc Châu,

Câu 3: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (SGK trang 139). cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung bình năm cao nhất?

A. Trạm Thanh Hóa.

B. Tất cả đều sai.

C. Trạm Mộc Châu,

D. Trạm Hoàng Liên Sơn.

Câu 4: Lát cắt A - B đi qua mấy kiểu rừng?

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 5: Dựa vào lược đồ hình 40.1, cho biết tuyến cắt A - B chạy theo hướng nào?

A. Hướng tây bắc - đông nam.

B. Hướng bắc - nam.

C. Tất cả đều sai.

D. Hướng tây - đông.

Câu 6: Lát cắt A - B đi qua các loại đá nào?.

A. Đá mắc ma xâm nhập và đá mắc ma phun trào.

B. Tất cả đều đúng.

C. Trầm tích hữu cơ và trầm tích phù sa.

Câu 7: Kiểu rừng nhiệt đới thay bằng hệ sinh thái nông nghiệp là kiểu rừng của:

A. Khu núi cao Hoàng Liên Sơn.

B. Khu đồng bằng Thanh Hóa.

C. Khu cao nguyên Mộc Châu.

D. Tất cả đều sai.

Câu 8: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của ba trạm khí tượng trên tuyến cắt A - B. cho biết trạm nào có khí hậu nhiệt đới?

A. Mộc Châu.

B. Thanh Hóa.

C. Tất cả đều sai.

D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 9: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn địa hình cao

A. Núi cao từ 1000-2000m

B. Núi cao trên 3000m

C. Núi cao 2500m

D. Núi cao dưới 1000m

Câu 10: Đất chủ yếu ở Cao nguyên Mộc Châu

A. Feralit

B. Mùn núi cao

C. Phù sa trẻ

D. Đất mùn

Câu 11: Khí hậu ở Đồng bằng Thanh Hóa

A. Lạnh quanh năm, mưa nhiều

B. Cận nhiệt, mưa ít, nhiệt độ thấp

C. Nóng quanh năm, mưa nhiều

D. Nóng quanh năm, mưa ít

Câu 12: Kiểu rừng ở Cao nguyên Mộc Châu

A. Ôn đới

B. Cận nhiệt, nhiệt đới

C. Rừng nhiệt đới thay thế bằng hệ sinh thái nông nghiệp

D. Nhiệt đới

Câu 13: Kiểu rừng ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn

A. Đất mùn núi cao

B. Đất Feralit trên đá vôi

C. Đất phù sa trẻ.

D. Đất feralit núi thấp

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đáp án

B

A

A

C

A

B

B

B

B

A

C

B

A

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tổng ôn về Địa lý tự nhiên Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?