Chuyên đề Đặc điểm sinh vật Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021

CHUYÊN ĐỀ ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM

 

A. LÝ THUYẾT

1. Đặc điểm chung

- Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng

- Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.

- Trên đất liền đới rừng nhiệt đới gió mùa phát triển và trên biển Đông hệ sinh thái biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

Nước ta có tới 14600 loài thực vật, 11200 loài và phân loài động vật. Trong đó có 365 loài động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm.

3. Sự đa dạng về hệ sinh thái

Việt Nam có nhiều hệ sinh thái khác nhau phân bố rộng khắp mọi miền.

- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Vùng đồi núi nước ta phát triển các hệ sinh thái rừng nhiệt đới với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao,…

- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.

- Các hệ sinh thái nông nghiệp

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.

Trả lời

Các vườn quốc gia của nước ta:

- Giá trị các vườn quốc gia:

+ Giá trị khoa học:
• Bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên.
• Cơ sở để nhân giống và lai tạo giống mới.
• Là phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì thay thế được.

+ Giá trị kinh tế — xã hội:
• Phát triển du lịch sinh thái, nâng cao đời sống nhân dân địa phương (tạo việc làm, tăng thu nhập, phục hồi nghề truyền thống, các lễ hội tốt đẹp ở địa phương).
• Tạo môi trường sống tốt cho xã hội (chữa bệnh, phát triển thể chất, rèn luyện thân thể...).
• Xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.

Vi dụ: Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) là vườn quốc gia đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên đảo ở nước ta, có loài khỉ quần đùi trắng là sinh vật tiêu biểu nhất . Đây là điểm nghỉ dưỡng lí tương thu hút hàng ngàn khách du lịch.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung du miền núi.

B. Đồng bằng.

C. Cao nguyên.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Rừng kín thường xanh thuộc hệ sinh thái nhiệt đới gió mùa, đó là rừng:

A. Ba Bể.

B. Cúc Phương.

C. Tất cả đều đúng

Câu 3: Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ:

A. Tất cả đều đúng.

B. Trung Quốc, Mi-an-ma.

C. Hi-ma-lay-a.

D. Ma-lai-xia, Ấn Độ.

Câu 4: Sinh vật Việt Nam phong phú và đa dạng thể hiện ở mặt nào?

A. Kiểu hệ sinh thái.

B. Tất cả đều đúng.

C. Công dụng các sản phẩm sinh học.

D. Thành phần loài, gen di truyền.

Câu 5: Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia:

A. Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế).

B. Ba Bể (Cao Bằng).

C. Ba Vì (Hà Tây).

D. Cúc Phương (Ninh Bình).

Câu 6: Nhân tố nào tạo nên sự phong phú về thành phần sinh vật ở nước ta?

A. Thổ nhưỡng và các thành phần khác.

B. Tất cả đều đúng.

C. Khí hậu.

Câu 7: Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Tây Nguyên.

C. Việt Bắc.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 8: Việc bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam là bảo tồn sự phát triển bền vững của:

A. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm.

B. Giá trị thiên nhiên của nhân loại trên toàn cầu.

C. Các hệ sinh thái đặc thù.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố ở vùng nào?

A. Vùng đất bãi triều cửa sông.

B. Bãi bồi ven biển.

C. Tất cả đều đúng.

D. Ven hải đảo.

Câu 10: Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào?

A. Hoàng Liên Sơn.

B. Ba Vì.

C. Tây Nguyên.

D. Tam Đảo.

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

B

D

B

B

D

C

A

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm sinh vật Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?