Tổng ôn chương Động học chất điểm môn Vật Lý 10 năm 2021

TỔNG ÔN CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chuyển động cơ

+ Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

+ Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là những chất điểm. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.

+ Để xác định vị trí của một vật, ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

+ Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc (hay gốc)thời gian  và dùng đồng hồ để đo thời gian.

+ Hệ qui chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, gốc thời gian và đồng hồ.

2. Chuyển động thẳng đều

+ Tốc độ trung bình của một chuyển động cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động: vtb =s/t.

+ Công thức tính quãng đường đi của chuyển động thẳng đều: s = vt

+ Phương trình chuyển động (phương trình xác định tọa độ theo thời gian): x = x0 + v(t – t0);

(v > 0 khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động; v < 0 khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động)

3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

+ Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.

+ Vận tốc tức thời và gia tốc là các đại lượng véc tơ.  Đơn vị của gia tốc là m/s2.

+ Công thức tính vận tốc: v = v0 + at.

   Chuyển động thẳng nhanh dần đều: a cùng dấu với v0 (véc tơ gia tốc cùng phương cùng chiều với véc tơ vận tốc).

   Chuyển động thẳng chậm dần đều: a ngược dấu với v0 (véc tơ gia tốc cùng phương ngược chiều với véc tơ vận tốc).

+ Gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi theo thời gian.

+ Công thức tính quãng đường đi: s = v0t + at2 / 2.  

+ Phương trình chuyển động: x = x0 + v0t + at2 / 2.  

+ Công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và đường đi: v2 – v20 = 2as.

4. Sự rơi tự do

 + Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

+ Trong trường hợp có thể bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố khác lên vật rơi, ta có thể coi sự rơi của vật như là sự rơi tự do.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.

+ Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau. Người ta thường lấy g » 9,8 m/s2 hoặc g » 10 m/s2.

+ Các công thức của sự rơi tự do: v = gt;    s = gt2/2;    2gs = v2.

5. Chuyển động tròn đều

+ Chuyển động tròn đều là chuyển động có các đặc điểm :

   - Quỹ đạo là một đường tròn;    

- Tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

+ Véc tơ vận tốc của chuyển động tròn đều có:

- Phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo    

+ Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc: v = rw.              Đơn vị tốc độ góc là rad/s.

+ Chu kỳ T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng: T = \(2\pi /\omega \). Đơn vị của chu kỳ là giây (s).

+ Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Đơn vị của tần số là vòng/s hoặc héc (Hz).

+ Gia tốc trong c/đ tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm; có độ lớn là: aht = \({{v}^{2}}/r\) = rw2.

6. Tính tương đối của chuyển động - Công thức cộng vận tốc

+ Quỹ đạo và vận tốc của cùng một vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.

+ Véc tơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng véc tơ của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo:

\(\overrightarrow{{{v}_{13}}}=\overrightarrow{{{v}_{12}}}+\overrightarrow{{{v}_{23}}}\).

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm?

A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.        

B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời

C. Viên bi rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.          

 D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

2. Trong trường hợp nào có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm?

A. Chiếc máy bay đang chạy trên đường băng. 

B. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đến Huế.

C. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm quanh sân bay.       

D. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay.

3. Một vật chuyển động với tốc độ v1 trên đoạn đường s1 trong thời gian t1, với tốc độ v2 trên đoạn đường s2 trong thời gian t2, với tốc độ v3 trên đoạn đường s3 trong thời gian t3. Tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường s = s1 + s2 + s3 bằng trung bình cộng của các vận tốc trên các đoạn đường khi

A. Các đoạn đường dài bằng nhau.                           

B. Thời gian chuyển động trên các đoạn đường khác nhau.

C. Tốc độ chuyển động trên các đoạn đường khác nhau.  

D. Thời gian chuyển động trên các đoạn đường bằng nhau.

4. Một người đi xe đạp trên nữa đoạn đường đầu tiên với tốc độ 30 km/h, trên nữa đoạn đường thứ hai với tốc độ 20 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là 

A. 28 km/h.        B. 25 km/h.     

C. 24 km/h.       D. 22 km/h.

5. Một ôtô chuyển động  từ A đến B. Trong nữa thời gian đầu ôtô chuyển động  với tốc độ 40 km/h, trong nữa thời gian sau ôtô chuyển động với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là

A. 55 km/h.      B. 50 km/h.     

C. 48 km/h.      D. 45 km/h.

8. Có hai vật (1) và (2). Nếu chọn vật (1) làm mốc thì thì vật (2) chuyển động tròn với bán kính R so với (1). Nếu chọn (2) làm mốc thì có thể phát biểu về quỹ đạo của (1) so với (2) như thế nào?

A. Không có quỹ đạo vì vật (1) nằm yên.           

B. Là đường cong (không còn là đường tròn).

C. Là đường tròn có bán kính khác R.                        

D. Là đường tròn có bán kính R.

10. Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời?

A. Ôtô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hoà với vận tốc 50 km/h.  

B. Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40 km/h.

C. Viên đạn ra khỏi nòng súng với vận tốc 300 m/s.   

D. Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80 km/h.

11 Trường hợp nào sau đây tốc độ trung bình và vận tốc tức thời của vật có giá trị như nhau?

A. Vật chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật chuyển động chậm dần đều.

C. Vật chuyển động thẳng đều.

D. Vật chuyển động trên một đường tròn.

12. Phương trình nào sau đây là phương trình vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. v = 20 – 2t.   

B. v = 20 + 2t + t2.

C. v = t2 – 1.        

D. v = t2 + 4t.

13. Phương trình nào sau là phương trình vận tốc của chuyển động chậm dần đều (chiều dương cùng chiều chuyển động)?

A. v = 5t.   

B. v = 15 – 3t.

C. v = 10 + 5t + 2t2.

D. v = 20 - t2 /2.

14. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều lúc đầu vật có vận tốc \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\) ; sau khoảng thời gian Dt vật có vận tốc \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\). Véc tơ gia tốc \(\overrightarrow{a}\) có chiều nào sau?  

 A. Chiều của \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}-\overrightarrow{{{v}_{1}}}\). 

B. Chiều ngược với \(\overrightarrow{{{v}_{1}}}\).  

C. Chiều của \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}+\overrightarrow{{{v}_{1}}}\).          

D. Chiều của \(\overrightarrow{{{v}_{2}}}\).

15. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều

A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với véc tơ vận tốc. 

B. Gia tốc của vật luôn luôn dương .

C. Gia tốc của vật luôn luôn âm.     

D. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với véc tơ vận tốc.

16. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động nhanh dần đều?

A. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6

B. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7

C. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5

D. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.

17. Đồ thị vận tốc – thời gian của một chuyển động được biểu diễn như hình vẽ. Hãy cho biết trong những khoảng thời gian nào vật chuyển động chậm dần đều?

A. Từ t = 0 đến t1 và từ t4 đến t5.

B. Từ t1 đến t2 và từ t5 đến t6.

C. Từ t2 đến t4 và từ t6 đến t7. 

D. Từ t1 đến t2 và từ t4 đến t5.

18. Vật chuyển động chậm dần đều

A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.   

B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.  

C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.               

D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.

19. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều

A. Véc tơ gia tốc của vật có hướng không đổi, độ lớn thay đổi.

B. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn thay đổi.

C. Véc tơ gia tốc của vật có hướng thay đổi, độ lớn không đổi.

D. Véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.

20. Chọn câu đúng A. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.

B. Chuyển động nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.

C. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.

D. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều tăng, giảm đều.

21. Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái hãm phanh và ôtô chuyển động chậm dần đều. Sau khi đi được quãng đường 100 m ôtô dừng lại. Độ lớn gia tốc chuyển động của ôtô là

A. 0,5 m/s2.   

B. 1 m/s2.        

C. -2m/s2.        

D. -0,5 m/s2.   

22. Một ôtô bắt đầu chuyển bánh và chuyển động nhanh dần đều trên một đoạn đường thẳng. Sau 10 giây kể từ lúc chuyển bánh ôtô đạt vận tốc 36 km/h. Chọn chiều dương ngược chiều chuyển động thì gia tốc chuyển động của ôtô là

A. -1 m/s2.       B. 1 m/s2.        

C. 0,5 m/s2.      D. -0,5 m/s2.

23. Một vật chuyển động có phương trình vận tốc v = (10 + 2t) (m/s). Sau 10 giây vật đi được quãng đường

A. 30 m.             B. 110 m.        

C. 200 m.          D. 300 m.

24. Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì lái xe hãnh phanh, ôtô chuyển động chậm dần đều, sau 20 s thì xe dừng lại. Quãng đường mà ôtô đi được từ lúc hãnh phanh đến lúc  dừng lại là

A. 50 m.                B. 100 m.        

C. 150 m.              D. 200 m.

25. Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu    5 m/s và với gia tốc 2 m/s2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) được tính theo công thức

A. s = 5 + 2t.  

B. s = 5t + 2t2.  

C. s = 5t – t2.       

D. s = 5t + t2.

26. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu   20 m/s và với gia tốc 0,4 m/s2 thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) khi t < 50 giây được tính theo công thức

A. s = 20t - 0,2t2.    

B. s = 20t + 0,2t2

C. s = 20 + 0,4t.    

D. s = 20t - 0,4t2.

27. Phương trình tọa độ của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều (dấu của x0, v0, a tuỳ theo gốc và chiều dương của trục tọa độ) là

A. x = x0 + v0t – at2/2.

B. x = x0 + v0t + at2/2.  

C. x = x0 + v0 + at2/2.                 

D. x = x0 + v0t + at/2.

28. Phương trình chuyển động của một vật là x = 10 + 3t + 0,2t2 (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Quãng đường vật đi được tính từ thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 10 s  là 

A. 60 m.           B. 50 m.          

C. 30 m.           D. 20 m.

...

---(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Tổng ôn chương Động học chất điểm môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?