CHUYÊN ĐỀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Lúc 7h, một người đi bộ khởi hành từ A về B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h, một người đi xe đạp cũng xuất phát từ A đi về B với vận tốc 12km/h.
a, Viết phương trình chuyển động của hai người.
b, Lúc mấy giờ , hai người naà cách nhau 2km.
Hướng dẫn
Tóm tắt:
txp1 = 7 giờ
v1 = 4km/h
txp2 = 9 giờ
v2 = 12km/h
hướng đi: A → B
-----------------------------------------------------------
Bài làm:
a)Phương trình chuyển động của người đi bộ là:
s1 = v1.t = 4t (km)
Phương trình chuyển động của người đi xe đạp là:
s2 = v2.t = 12t (km)
b)Nếu hai người gặp nhau, ta có:
Gọi x(giờ) là thời điểm hai người gặp nhau (x > 9)
Vì hai xe đi cùng chiều nên ta có tiếp:
s1 = s2
⇔ v1.t = v2.t
⇔ 4.(x - 7) = 12.(x - 9)
⇔ 4.x - 28 = 12.x - 108
⇔ 4.x - 12.x = -108 + 28
⇔ -8.x = -80
⇒ x = 10 (thỏa mãn điều kiện)
Vì hai người gặp nhau nên ta xét hai trường hợp:
Gọi y(giờ) là thời điểm hai xe cách nhau 2 km (y > 9)
❏Trường hợp 1: Hai xe đã gặp nhau và cách nhau 2 km
Ta có: s1 + 2 = s2
⇔ v1.t + 2 = v2.t
⇔ 4.(y - 7) + 2 = 12.(y - 9)
⇔ 4.y - 28 + 2 = 12.y - 108
⇔ 4.y - 12.y = -108 + 28 - 2
⇔ -8.y = -82
⇒ y = 10,25 (thỏa mãn diều kiện)
Vậy lúc 10,25 giờ = 10 giờ 15 phút hai người cách nhau 2 km.
❏Trường hợp 2: Hai người cách nhau 2 km lúc chưa gặp nhau
Ta có: s1 = s2 + 2
⇔ v1.t = v2.t + 2
⇔ 4.(y - 7) = 12.(y - 9) + 2
⇔ 4.y - 28 = 12.y - 108 + 2
⇔ 4.y - 12.y = -108 + 2 + 28
⇔ -8.y = -78
⇒ y = 9,75 (thỏa mãn điều kiện)
Vậy hai người cách nhau 2 km lúc 9,75 giờ = 9 giờ 45 phút.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hai người đi bộ chuyển động thẳng đều cùng chiều, xuất phát cùng một thời điểm và địa điểm, tốc độ người thứ nhất 2 m/s, tốc độ người thứ hai 1 m/s. Người thứ nhất đi một đoạn rồi dừng sau 1 giờ thì người thứ hai đến gặp người thứ nhất. Vị trí đó cách nơi xuất phát hai người
A. 3,6 km. B. 3 m. C. 7,2 km. D. 2 km.
Câu 2: Hai người đi bộ chuyển động thẳng đều cùng chiều, xuất phát cùng một thời điểm và địa điểm, tốc độ người thứ nhất 2 m/s, tốc độ người thứ hai 1 m/s. Người thứ nhất đi một đoạn rồi dừng, sau 1 phút thì người thứ hai đến gặp người thứ nhất.Vị trí đó cách nơi xuất phát hai người
A. 120 m. B. 3 m. C. 60 m. D. 2 m.
Câu 3: Vật chuyển động có phương trình x = -1+ 2t (x tính bằng m; thời gian tính bằng s). Quãng đường vật đi trong 2 s đầu kể từ lúc to=0 là
A. 4 m. B. 1 m. C. -4 m. D. -1 m.
Câu 4: Vật chuyển động có phương trình x = 1+2t (x tính bằng m; thời gian tính bằng s). Quãng đường vật đi trong 3 s đầu kể từ lúc to=0 là
A. -2 m. B. 6 m. C. 8 m. D. 4 m.
Câu 5: Một chuyển động thẳng đều có phương trình: x= 4t-18 (x tính bằng m; t tính bằng s). Thì vận tốc và toạ độ ban đầu là
A. -4 m/s; 18 m.
B. 4 m/s; 18 m.
C. -4 m/s; -18 m.
D. 4 m/s; -18 m.
Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox là x=4t-10 (x tính bằng km; t tính bằng h). Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 h chuyển động là
A. –2 km. B. 2 km. C. –8 km. D. 8 km.
Câu 7: Một ôtô chuyển động thẳng đều với tốc độ 60 km/h , qua điểm A lúc 7 giờ và đi về hướng bến xe B. Cùng lúc đó chiếc xe máy qua điểm B đi về phía A với tốc độ 40 km/h. Quãng đường AB dài 100 km. Tính khoảng cách giữa hai xe sau khi gặp nhau 30 phút?
A. 20 km. B. 30 km. C. 10 km. D. 50 km.
Câu 8: Một ôtô chuyển động thẳng đều với tốc độ 30 km/h, qua điểm A lúc 7 giờ và đi về hướng bến xe B. Cùng lúc đó chiếc xe máy qua điểm B đi về phía A với tốc độ 50 km/h. Quãng đường AB dài 100 km. Tính khoảng cách giữa hai xe sau khi gặp nhau 30 phút?
A. 25 km. B. 40 km. C. 10 km. D. 50 km.
Câu 9: Hai ô tô cùng một lúc đi qua hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động đều cùng chiều theo hướng từ A đến B. Tốc độ lần lượt là 60 km/h và 40 km/h. Chọn trục tọa độ trùng với AB, gốc tọa độ ở A, chiều dương từ A đến B. Phương trình chuyển động của hai xe là
A. x1 = 60t (km); x2 = 20 + 40t (km).
B. x1 = 60t (km); x2 = 20 - 40t (km).
C. x1 = 60t (km); x2 = - 20 + 40t (km).
D. x1 = - 60t (km); x2 = - 20 - 40t (km).
Câu 10: Một chất điểm chuyển động trên trục 0x có phương trình tọa độ - thời gian là x = 15 +10t (x tính bằng m; t tính bằng s). Tọa độ của vật tại thời điểm t = 24 s và quãng đường vật đi được trong 24 s đó là
A. x = 25,5 m; s = 24 m.
B. x = 240 m; s = 255 m.
C. x = 255 m; s = 240 m.
D. x = 25,5 m; s = 240 m.
Câu 11: Hai vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 75 giây. Vật thứ 2 cũng đi qua A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B sớm hơn 15 giây. Biết rằng AB = 90 m. Tốc độ của vật thứ hai là
A. 1,5 m/s. B. 90 m/s. C. 0,9 m/s. D. 1,5 cm/s.
Câu 12: Hai vật cùng chuyển động đều trên một đường thẳng. Vật thứ nhất đi từ A đến B trong 1 phút. Vật thứ 2 cũng đi qua A cùng lúc với vật thứ nhất nhưng đến B chậm hơn 15 giây. Biết rằng AB = 90 m. Tốc độ của vật thứ hai là
A. 60 m/s. B. 1,2 m/s. C. 2 m/s. D. 1,5 m/s.
Câu 13: Một ôtô đi qua A lúc 6 h chuyển động thẳng đều về phía B với tốc độ v = 36 km/h. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc O \(\equiv \)A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6 h. Phương trình chuyển động của vật là
A. x = 10t (x tính bằng m; t tính bằng s).
B. x = 10( t – 6 ) (x tính bằng m; t tính bằng s).
C. x = 36t (x tính bằng km; t tính bằng s).
D. x = 36 (t – 6 ) (x tính bằng km; t tính bằng h).
Câu 14: Tốc kế của một ôtô đang chạy chỉ 90 km/h tại thời điểm t. Để kiểm tra xem đồng hồ tốc kế đó chỉ có đúng không, người lái xe giữ nguyên vận tốc, một người hành khách trên xe nhìn đồng hồ và thấy xe chạy qua hai cột cây số bên đường cách nhau 3 km trong thời gian 2 min10 s. Số chỉ của tốc kế
A. bằng tốc độ của của xe.
B. nhỏ hơn tốc độ của xe.
C. lớn hơn tốc độ của xe.
D. chính xác.
Câu 15: Một người đi bộ trên một đường thẳng với tốc độ không đổi 2 m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780 m là
A. 6 min 15 s.
B. 7 min 30 s.
C. 6 min 30 s.
D. 7 min 15 s.
Câu 16: Một người đi bộ trên một đường thẳng với tốc độ không đổi 2 m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 870 m là
A. 6 min 15 s.
B. 7 min 30 s.
C. 6 min 30 s.
D. 7 min 15 s.
Câu 17: Hai người đi bộ theo một chiều trên một đường thẳng AB, cùng xuất phát tại vị trí A, với tốc độ lần lượt là 1,5 m/s và 2,0 m/s, người thứ hai đến B sớm hơn người thứ nhất 5,5 phút. Quãng đường AB dài
A. 220 m. B. 1980 m. C. 283 m. D. 1155 m.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | C | A | A | B | D | D | D | B | A | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
|
|
|
ĐA | A | B | A | C | C | D | B |
|
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Chuyên đề Viết phương trình chuyển động thẳng đều môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.