Tổng ôn chủ đề lực ma sát môn Vật Lý 10 năm 2021

TỔNG ÔN CHỦ ĐỀ LỰC MA SÁT

 

A.TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Lực ma sát trượt

1. Sự xuất hiện của lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

- Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, làm cản trở chuyển động của vật.

- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Biểu thức: 

\({F_{m{\rm{s}}}} = {\mu _t}.N\)

Trong đó: μt  là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

2. Đặc điểm độ lớn của lực ma sát trượt

- Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

II. Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản trở chuyển động lăn của vật.

- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.

- Vai trò của lực ma sát lăn:

Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.

III. Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.

* Đặc điểm của lực ma sát nghỉ:

- Lực ma sát nghỉ có:

+ Điểm đặt lên vật (sát bề mặt tiếp xúc).

+ Phương song song với mặt tiếp xúc.

+ Chiều ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc) hoặc chiều chuyển động của vật.

- Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt.

=> \({F_{m{\rm{s}}n}}\)max = \({F_{m{\rm{s}}t}}\)

* Vai trò: Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động giúp các vật chuyển động.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Không bỏ qua lực cản của không khí thì khi ôtô chuyển động thẳng đều mặc dù có lực kéo vì

A. trọng lực cân bằng với phản lực.

B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.

C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau.

D. trọng lực cân bằng với lực kéo.

Câu 2.Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp xúc tăng lên?

A. tăng lên.                  

C. giảm đi

B. không đổi.               

D. có thể tăng lên hoặc giảm đi

Câu 3.Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A. tăng 2 lần.               

B. tăng 4 lần.               

C. giảm 2 lần.                                  

D. không đổi.

Câu 4. Người ta đẩy một chiếc hộp để truyền cho nó một vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s. Sau khi đẩy, hộp chuyển động trên sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là µ = 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2. Hộp đi được một đoạn đường bằng

A. 2,7 m.                       B. 3,9 m.                      C. 2,1 m.                            D. 1,8m.

Câu 5.Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang.Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì

A. quán tính.                

B. lực ma sát.              

C. phản lực.   

D. trọng lực

Câu 6.Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.            

B. Áp lực lên mặt tiếp xúc.

C. Bản chất của vật.                                        

D. Điều kiện về bề mặt.

Câu 7.Hệ số ma sát trượt

A. tỉ lệ thuận với lực ma sát trượt và tỉ lệ nghịch với áp lực.

B. phụ thuộc diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

C. không thuộc vào vật liệu và tình trạng của mặt tiếp xúc.

D. phụ thuộc vào áp lực.

Câu 8.Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó giảm 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A. giảm 3 lần.              

B. tăng 3 lần.               

C. giảm 6 lần.                                  

D. không thay đổi.

Câu 9.Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực nằm ngang có độ lớn 300N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ

A. lớn hơn 300N.         

B. nhỏ hơn 300N.              

C. bằng 300N.                               

D. bằng trọng lượng của vật.

Câu 10.Một vật trượt được một quãng đường s =48m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 trọng lượng của vật và g =10m/s2.Cho chuyển động của vật là chuyển động chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật

A. v0 =7,589 m/s.         

B. v0 =75,89 m/s.         

C. v0 =0,7589 m/s.                    

D. 5,3666m/s.

Câu 11.Một vật có khối lượng 200g đặt tên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là 0,3. Vật bắt đầu kéo bằng lực F= 2N có phương nằm ngang.Lấy g=10 m/s2. Quãng đường vật đi được sau 2s bằng

A. 7m.                          B. 14cm.                       C. 14m.                        D. 7cm.

Câu 12.Một xe lăn, khi được kéo bằng lực F = 2N nằm ngang thì xe chuyển động đều. Khi chất lên xe một kiện hàng có khối lượng m = 2kg thì phải tác dụng lực F = 3F nằm ngang thì xe lăn mới chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa xe lăn và mặt đường

A. 0,4.                          B. 0,2.                          C. 0,1.                            D. 0,3.

Câu 13.Một tủ lạnh có khối lượng 90kg trượt thẳng đều trên sàn nhà. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa tủ lạnh và sàn nhà là 0,5. Lực đẩy tủ lạnh theo phương ngang bằng

A. F = 45 N.                 

B. F = 450N.                

C. F > 450N.   

D. F = 900N.

Câu 14.Một người có trọng lượng 150N tác dụng một lực 30N song song với mặt phẳng nghiêng, đã đẩy một vật có trọng lượng 90N trượt lên mặt phẳng nghiêng với vận tốc không đổi. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật có độ lớn

A. nhỏ hơn 30N.          

B. 30N.                        

C. 90N.   

D. Lớn hơn 30N nhưng nhỏ hơn 120N.

Câu 15.Hercules và Ajax đẩy cùng chiều một thùng nặng 1200kg theo phương nằm ngang. Hercules đẩy với lực 500N và Ajax đẩy với lực 300N. Nếu lực ma sát có sức cản là 200N thì gia tốc của thùng là bao nhiêu?

A. 1,0m/s2                    

B. 0,5m/s2.                  

C. 0,87m/s2.   

D. 0,75m/s2.

...

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

C

B

D

C

B

A

D

D

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

C

D

B

D

B

B

A

C

B

D

Câu

21

22

23

24

25

 

 

 

 

 

ĐA

B

C

B

A

A

 

 

 

 

 

 

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề lực ma sát môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?