TỔNG ÔN CHỦ ĐỀ CHUYỂN ĐỘNG RƠI TỰ DO
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do
1. Sự rơi của các vật trong không khí:
- Trong không khí không phải bao giờ vật nặng cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Lực cản của không khí là nguyên nhân làm cho vật rơi nhanh, chậm khác nhau.
2. Sự rơi của các vật trong chân không (Sự rơi tự do):
- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
II. Nguyên cứu sự rơi tự do của các vật
1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
- Chuyển động rơi tự do:
+ có phương thẳng đứng.
+ có chiều từ trên xuống dưới.
+ là chuyển động thẳng nhanh dần đều.
- Khi thả vật rơi tự do không vận tốc đầu, có:
+ công thức tính vận tốc là v = gt (với g là gia tốc rơi tự do)
+ công thức tính đường đi là \(s=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}\) (với s là đường đi và t là thời gian rơi).
2. Gia tốc rơi tự do
- Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc \(g\).
- Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái đất là khác nhau.
- Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao, ta có thể lấy g = 9,8 m/s2 hoặc g ≈ 10 m/s2
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là
A. 9,8 m/s.
B. 9,9 m/s.
C. 1,0 m/s.
D. 19,6 m/s.
Câu 2: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là
A. 19,6 m/s.
B. 9,9 m/s.
C. 1,0 m/s.
D. 9,8 m/s.
Câu 3: Một hòn sỏi nhỏ được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc đầu 9,8 m/s từ độ cao 39,2 m. Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua mọi lực cản. Thời gian hòn sỏi chạm đất là
A. 1 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 4 s.
Câu 4: Một vật nặng rơi từ độ cao 80 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi t của vật là
A. 8 s. B. 16 s. C. 4 s. D. 2 s.
Câu 5: Một vật nặng rơi từ độ cao 80 m xuống đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là
A. 40 m/s.
B. 160 m/s.
C. 80 m/s.
D. 20 m/s.
Câu 6: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất. hòn đá rơi trong 1 s, nếu thả ở độ cao 4 h thì thời gian rơi là
A. 2 s. B. 4 s. C. 6 s. D. 8 s.
Câu 7: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất hòn đá rơi trong 1 s, nếu thả ở độ cao 9 h thì thời gian rơi là
A. 3 s. B. 4 s. C. 2 s. D. 8 s.
Câu 8: Một vật rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao 5 m xuống, bỏ qua sức cản của không khí lấy g= 10 m/s2. Vận tốc của nó khi chạm đất:
A. 8,9 m/s.
B. 10 m/s.
C. 5 m/s.
D. 2 m/s.
Câu 9: Một vật rơi từ độ cao 20 m xuống đất, bỏ qua sức cản của không khí lấy g = 10 m/s2, vận tốc khi chạm đất là
A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 15 m/s.
D. 25 m/s.
Câu 10: Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng rơi được ba phần tư độ cao rơi. Vận tốc khi chạm đất là ( lấy g = 10 m/s2)
A. \(\frac{20}{3}\) m/s. B. 20 m/s. C. \(\frac{70}{40}\) m/s. D. 30 m/s.
Câu 11: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g =10 m/s2 thì tốc độ trung bình vtb của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20 m xuống tới đất sẽ là
A. 15 m/s.
B. 8 m/s.
C. 10 m/s.
D. 1 m/s.
Câu 12: Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5 s. Lấy g = 10 m/s2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5 s là
A. 6,25 m.
B. 12,5 m.
C. 5,0 m.
D. 2,5 m.
Câu 13: Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong giây cuối vật rơi được quãng đường 15 m. Lấy g = 10 m/s2, t hời gian rơi của vật là
A. 1 s. B. 1,5 s. C. 2 s. D. 3 s.
Câu 14: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 25 m. Lấy g = 10 m/s2, thời gian rơi của vật là
A. 1 s. B. 1,5 s. C. 2 s. D. 3 s.
Câu 15: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 45 m. Lấy g = 10 m/s2, thời gian rơi của vật là
A. 1 s. B. 1,5 s. C. 2 s. D. 5 s.
Câu 16: Từ một đỉnh tháp cách mặt đất 80 m, người ta thả rơi một vật, 2 giây sau ở tầng tháp thấp hơn 30 m người ta ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng để hai vật chạm đất cùng lúc. Lấy g = 10 m/s2, vận tốc của vật thứ hai phải là
A. 20 m/s.
B. 25 m/s.
C. 15 m/s.
D. 12,5 m/s.
Câu 17: Từ một đỉnh tháp cách mặt đất 80 m, người ta thả rơi một vật, 2 giây sau ở tầng tháp thấp hơn 20 m người ta ném vật thứ hai xuống theo hướng thẳng đứng để hai vật chạm đất cùng lúc. Lấy g = 10 m/s2, vận tốc của vật thứ hai phải là
A. 20 m/s.
B. 25 m/s.
C. 15 m/s.
D. 12,5 m/s.
Câu 18: Thả một hòn đá từ độ cao h xuống đất. Hòn đá rơi trong 0,5 s. Nếu thả hòn đá từ độ cao h’ xuống đất mất 1,5 s thì h’ bằng
A. 3h. B. 6h. C. 9h. D. 10h.
Câu 19: Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1 , h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng \(\frac{1}{2}\) lần của vật thứ hai.Tỉ số \(\frac{{{h}_{1}}}{{{h}_{2}}}\)= ?
A. 2. B. \(\frac{1}{2}\). C. \(\frac{1}{4}\). D. 4.
Câu 20: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g =10 m/s2 thì tốc độ trung bình vtb của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20 m xuống tới đất sẽ là
A. 15 m/s.
B. 8 m/s.
C. 10 m/s.
D. 1 m/s.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | A | A | B | C | A | A | A | B | B | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | C | A | C | D | D | C | A | C | C | C |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn chủ đề chuyển động rơi tự do môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.