SỰ THAY ĐỔI CÁC THỜI KỲ NÓNG – LẠNH TRONG NĂM
A. Lý thuyết
Nhiệt của bề mặt đất phụ thuộc vào góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng trong ngày của Mặt Trời. Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng Hoàng đạo 66033’ và không đổi phương trong không gian nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời tạo nên sự luân phiên các thời kì nóng, lạnh giữa hai nửa cầu Bắc và Nam.
Từ 22/3 đến 22/9, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng trong ngày dài ( Do Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo về chí tuyến Bắc rồi lại trở về xích đạo nên nửa cầu Bắc thấy Mặt Trời nằm cao trên đường chân trời), đây là thời kì nóng của nửa cầu Bắc còn nửa cầu Nam không có Mặt Trời lên thiên đỉnh trong thời kỳ này, góc nhập xạ nhỏ (Mặt Trời nằm thấp hơn đường chân trời) nên đây là thời kì lạnh. Từ 24/9 đến 20/3 diễn ra ngược lại, nửa cầu Nam là thời kì nóng còn nửa cầu Bắc là thời kì lạnh. Riêng khu vực xích đạo, góc nhập xạ lớn quanh năm, sự thay đổi là không đáng kể nên sự phân biệt mùa nóng lạnh không rõ ràng.
Để tính góc nhập xạ tại các địa điểm khác nhau trong năm, người ta sử dụng công thức:
Trường hợp vĩ độ φ cần tính góc nhập xạ Mặt Trời (HA) nhỏ hơn xích vĩ Mặt Trời (δ), φ ≤ δ:
HA = 900 + φA - δ (tại bán cầu mùa hạ)
HA = 900 – φA - δ (tại bán cầu mùa đông)
Trường hợp vĩ độ φ cần tính góc nhập xạ Mặt Trời (HA) lớn hơn xích vĩ Mặt Trời (δ), φ ≥ δ:
HA = 900 - φA + δ (tại bán cầu mùa hạ)
HA = 900 – φA - δ (tại bán cầu mùa đông)
Vận động của Trái Đất và các mùa trong năm
B. Bài tập
Câu 1: Vì sao Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển?
A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.
B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
C. Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là do Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km, đó là khoảng cách lí tưởng cho sự sống và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.
Câu 2: Tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. Trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Hướng dẫn giải
Đáp án D.
Giải thích: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân chủ yếu là do Trái Đất có dạng hình khối cầu và quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 3: Vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?
A. Trái Đất tự quay quanh trục.
B. Trục Trái Đất nghiêng.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Giải thích: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do Trái Đất có dạng hình cầu và Trái Đất tự quay quanh trục.
Câu 4: Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian
A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 5: Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian
A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 6: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian
A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.
B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.
C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.
D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 7: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày
A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 8: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời . Đó là các ngày
A. 21 – 3 và 22 – 6. B. 22 – 6 và 23 – 9.
C. 23 – 9 và 21 – 3. D. 22 – 6 và 22 – 12.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 9: Nơi nào trên Trái Đất có ngày hoặc đêm bằng 24 giờ?
A. Ở hai cực.
B. Vùng nội chí tuyến.
C. Tại vòng Cực đến cực.
D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Câu 10: Nơi nào trên Trái Đất có 6 tháng ngày, 6 tháng đêm?
A. Ở hai cực.
B. Vùng nội chí tuyến.
C. Các địa điểm nằm trên xích đạo.
D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Câu 11: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào
A. Góc nhập xạ và thời gian được chiếu sáng.
B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất.
C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Giải thích:
- Các địa điểm ở vĩ độ thấp có góc nhập xã càng lớn nên nhận được lượng nhiệt càng lớn.
- Trong năm, nhiệt độ các địa điểm sẽ có sự thay đổi theo mùa: mùa đông được chiếu sáng ít nên nền nhiệt thấp; mùa hạ nắng nóng nên nền nhiệt cao hơn.
Như vậy lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào: góc nhập xạ và thời gian được chiếu sáng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn các kiến thức về Sự thay đổi các thời kỳ nóng-lạnh trong năm Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !