Phương pháp và bài tập vận dụng giải các Bài toán tính giờ Địa lí 10

BÀI TOÁN TÍNH GIỜ

A. Kiến thức trọng tâm

- Một trong những hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái đất là việc phân chia các loại giờ trên Trái đất. Đây là hệ quả quan trọng của vận động này.

- Mặt khác, việc xác định giờ khá gần gũi và cần thiết với cuộc sống của con người. Vì vậy, tính giờ có tính ứng dụng cao trong thực tế giúp con người hiểu biết hơn về các hiện tượng liên quan đến giờ trong cuộc sống.

- Tính giờ bao gồm tính giờ địa phương ( giờ Mặt Trời) và giờ GMT.

B. Phương pháp và bài tập vận dụng

*Giờ địa phương và kinh độ địa lí

Biết kinh độ địa lí của địa phương A yêu cầu tính giờ địa phương của A nếu cùng thời điểm đó biết giờ địa phương và kinh độ của địa phương B. Ngược lại, ta có thể xác định kinh độ của địa phương A nếu biết giờ địa phương A đó và kinh độ kèm giờ địa phương của địa phương B. Chú ý quy luật đổi ngày.

Ví dụ: Cho thành phố B có tọa độ 200B;150Đ hiện là 10h ngày 1/6/2020. Hãy tính giờ địa phương của thành phố A thời điểm đó biết A có tọa độ 400B;1050Đ.

Hướng dẫn giải

Thành phố A cách thành phố B là 105-15=90 độ về phía đông mà ta có Trái Đất tự quay theo chiều từ Tây sang Đông với vận tốc góc quay là 150/h nên ở các địa phương phía Đông sẽ đến sớm hơn giờ của địa điểm phía Tây của kinh tuyến đó nên giờ của địa phương A là 10h + 90/15= 10+6 = 16 giờ ngày 1/6/2020.

*Giờ GMT và kinh độ địa lí

Giữa giờ múi và giờ địa ph­ương có mối quan hệ đó là: Giờ của múi là giờ địa ph­ương của kinh tuyến giữa múi. Như­ vậy khi biết giờ múi của một kinh độ, có thể xác định đư­ợc giờ địa phư­ơng hoặc ngư­ợc lại biết giờ địa ph­ơng xác định đ­ược giờ múi.

TM = Tm   ±  Dt

Hay Tm  = TM ± Dt

Trong đó: TM  là giờ múi;  Tm  là giờ địa ph­ơng hay giờ trung bình Mặt Trời; Dt là khoảng chênh lệch thời gian giữa kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định hoặc kinh độ cho tr­ước.

Căn cứ vào kinh độ đứng tr­ước hay sau kinh độ giữa múi đồng thời kinh độ đó ở bán cầu Đông hay bán cầu Tây mà có thể (+) hay (- ).

Ví dụ: Một máy bay cất cánh tại Tân Sơn Nhất lúc 7h ngày 15/8/2012 đến Luân Đôn sau 9h bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn và cho biết ở các địa điểm ghi trong bảng sau lúc đó là mấy giờ?

Vị trí

Tokyo

Niudelhi

Sydney

Washington

Los Angeles

Kinh độ

1350Đ

750Đ

1500Đ

750T

1200T

Giờ

 

 

 

 

 

Ngày

 

 

 

 

 

Hướng dẫn giải

=> Phân tích đề:

- Trước tiên, phải xác định được Tân Sơn Nhất - Việt Nam (thuộc múi giờ số 7). Các địa điểm cần tính đã cho biết kinh độ --> muốn tính được giờ của các địa điểm khác cần tính được múi giờ của các địa điểm đó

- Đề bài cho biết thời gian máy bay cất cánh, yêu cầu cho biết thời gian máy bay hạ cánh, vì vậy khi tính toán phải chú ý.

- Chú ý quy luật đổi ngày

=> Gợi ý:

- Máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất thuộc múi giờ số 7 là 7h ngày 15/8, đến Luân Đôn sau 9h bay. Luân Đôn thuộc múi giờ số 0 nên lúc máy bay hạ cánh thì ở Luân Đôn là (7h +9h) - 7 = 9h ngày 15/8/2012

- Tính giờ tại các địa điểm trong bảng:

            + Tính múi giờ:

Áp dụng công thức:  múi giờ = kinh độ Đông : 15 (vì mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến)

 và múi giờ = ((1800 – kinh độ Tây) + 1800) : 15

            + Tính giờ:

            Áp dụng công thức: Tm = To  m  (m: số múi giờ)

à Áp dụng công thức ta tính được:

Vị trí

Tokyo

Niudelhi

Sydney

Washington

Los Angeles

Kinh độ

1350Đ

750Đ

1500Đ

750T

1200T

Múi giờ

9

5

10

19

16

Giờ

18h

14h

19h

4h

1h

Ngày

15/8

15/8

15/8

15/8

15/8

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập vận dụng giải các Bài toán tính giờ Địa lí 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?