TỔNG HỢP TRẮC NGHIÊM QUY LUẬT DI TRUYỀN LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
SINH HỌC 9 NĂM 2020
Câu 1: Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm:
A. Phép lai một cặp tính trạng.
B. Phép lai nhiều cặp tính trạng.
C. Phép lai hai cặp tính trạng.
D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.
Câu 2: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì?
A. Tính trạng tương ứng.
B. Tính trạng trung gian.
C. Tính trạng trội.
D. Tính trạng lặn.
Câu 3: Theo Menđen, tính trạng không được biểu hiện ở cơ thể lai F1 gọi là gì?
A. Tính trạng tương phản.
B. Tính trạng trung gian.
C. Tính trạng lặn.
D. Tính trạng trội.
Câu 4: Kết quả được biểu hiện trong quy luật phân li là:
A. Con lai thuộc các thế hệ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn
D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
Câu 5: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra:
A. Hai loại giao tử với tỉ lệ 3A : 1a
B. Hai loại giao tử với tỉ lệ 2A : 1a
C. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 2a
D. Hai loại giao tử với tỉ lệ 1A : 1a
Câu 6: Menđen giả định các nhân tố d truyền trong tế bào sinh dưỡng như sau:
A, Các nhân tố di truyền tồn tại độc lập.
B. Các nhân tố di truyền được phân li.
C. Các nhân tố di truyền liên kết thành từng cặp.
D. Các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp.
Câu 7: Thế nào là kiểu gen?
A. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
B. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật.
C. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trội được biểu hiện ra kiểu hình.
D. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các kiểu gen trong tế bào của cơ thể.
Câu 8: Thế nào là kiểu hình?
A. Kiểu hình là tất cả các tính trạng được thể hiện trên hình dạng của cơ thể.
B. Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
C. Kiểu hình bao gồm toàn bộ các đặc điểm hình thái của cơ thể.
D. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng trong tế bào cơ thể.
Câu 9: Điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen là:
A. Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử.
B. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F1 tạo 2 loại giao tử tỉ lệ ngang nhau.
C. Sự phân li của các cặp nhân tố di truyền.
D. Sự phân li tính trạng.
Câu 10: Qua thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng các tính trạng không trộn lẫn vào nhau do:
A. F1 đồng nhất tính trạng.
B. F2 phân li tính trạng.
C. F1 đều mang tính trạng trội, tính trạng lặn xuất hiện ở F2.
D. Đổi vị trí giống làm cây bố và cây mẹ kết quả thu được như nhau.
Câu 11: Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội?
A. AA và Aa
B. Aa và aa
C. AA và aa
D. AA, Aa, aa
Câu 2: Theo Menđen, tỉ lệ nào ở F2 được biểu hiện trong quy luật phân li?
A. 1Bb: 1bb
B. 1BB: 1Bb
C. 1BB: 2Bb: 1bb
D. 1Bb: 2BB: 1bb
Câu 13: Kết quả biểu hiện đồng tính theo thí nghiệm của Menđen là:
A. Tất cả các thế hệ con lai đều đồng tính trội.
B. Các con lai thuộc các thế hệ đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ.
C. Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ.
D. Các con lai thuộc thế hệ thứ nhất biểu hiện tính trạng của bố.
Câu 14: Theo thí nghiệm của Menđen, tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 là 1AA : 2Aa : 1aa .
Vì sao F2 có tỉ lệ kieåu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng?
A. Hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn.
B. Tổ hợp AA biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.
C. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình hoa đỏ.
D. Tổ hợp Aa biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, aa biểu hiện kiểu hình hoa trắng.
Câu 15: Kết quả thí nghiệm của Menđen ở F2 , xét riêng trên tính trạng trội có:
A. số cây thuần chủng và số cây không thuần chủng.
B. số cây thuần chủng và số cây không thuần chủng.
C. số cây thuần chủng và số cây không thuần chủng.
D. số cây thuần chủng và số cây không thuần chủng.
Câu 16: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng x lông dài, kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?
- Toàn lông dài.
- Toàn lông ngắn.
- 1 lông ngắn : 1 lông dài.
- 3 lông ngắn : 1 lông dài
Câu 17: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau:
P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm à F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục.
Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:
- P: AA x AA
- P: Aa x Aa
- P: AA x Aa
- P: AA x aa
Câu 18: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.
- Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa)
- Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa)
- Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA)
- Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (AA)
Câu 19: Ở lúa, tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a). Hai cây lúa đem lai ở P cùng kiểu hình, đời F1 thu được 100% thân cao. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây:
- P: AA x AA hoặc P: AA x Aa
- P: AA x AA hoặc P: Aa x Aa
- P: Aa x Aa hoặc P: AA x Aa
- P: AA x AA hoặc P: aa x aa
Câu 20: Thế nào là thể đồng hợp?
- Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.
- Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau.
- Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau.
- Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
Câu 21: Thế nào là thể dị hợp?
- Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.
- Kiểu gen chứa các cặp gen gồm 2 gen không tương ứng khác nhau.
- Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau.
- Các cặp gen trong tế bào cơ thể đều khác nhau.
Câu 22: Thế nào là lai phân tích?
- Là phép lai giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể mang kiểu gen đồng hợp.
- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang kiểu gen đồng hợp.
- Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
- Là phép lai giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể mang tính trạng lặn.
Câu 23: Để xác định độ thuần chủng của giống, cần thực hiện phép lai nào?
- Giao phấn.
- Tự thụ phấn.
- Lai phân tích.
- Lai với cơ thể đồng hợp khác.
Câu 24: Mục đích của phép lai phân tích là gì?
- Phát hiện thể đồng hợp trội và thể đồng hợp lặn.
- Phát hiện thể dị hợp và thể đồng hợp lặn.
- Phát hiện thể đồng hợp trội, thể đồng hợp lặn và thể dị hợp .
- Phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp.
Câu 25: Ý nghĩa của phép lai phân tích trong chọn giống là gì?
- Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế chọn giống.
- Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn sử dụng trong chọn giống.
- Phát hiện được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống.
- Phát hiện được thể đồng hợp và thể dị hợp sử dụng trong chọn giống.
Câu 26: Thế nào là trội không hoàn toàn?
- F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, F2 có tỉ lệ kiểu hình 3trội : 1lặn
- F1 có tỉ lệ kiểu hình 1trội : 2trung gian : 1lặn
- F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, F2 có tỉ lệ kiểu hình 1trội : 2trung gian : 1lặn
- Các thế hệ con lai biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
Câu 27: Theo quy luật phân li, để xác định tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản cần phải tiến hành:
- Phương pháp lai phân tích.
- Lai với cơ thể mang kiểu hình lặn.
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- Phương pháp tự thụ phấn.
Câu 28: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản, hoặc của bố hoặc của mẹ là:
- Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
- Trong cặp tính trạng tương phản của cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hoàn toàn.
- Phải có nhiều cá thể lai F1.
- Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4.
Câu 29: Trong di truyền trội không hoàn toàn, tại sao F2 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1?
A. F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
B. Mỗi kiểu gen ở F2 có 1 kiểu hình riêng biệt.
C. Mỗi gen quy định một tính trạng riêng biệt.
D. P thuần chủng, F1 dị hợp về các cặp gen.
Câu 30: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ trội hoaøn toaøn so với tính trạng quả vàng. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
- Toàn quả đỏ
- Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
- Toàn quả vàng
- Tỉ lệ 3quả đỏ : 1 quả vàng.
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | C | C | B | D | D | A | B | B | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | C | C | D | B | B | A | A | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | C | C | D | C | C | C | B | B | A |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: