BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG ĐIỆN HỌC MỨC ĐỘ CƠ BẢN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sứ được sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lý nhất?
A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.
B. Không đun nấu bằng điện.
C. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết.
D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc.
Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là:
A. 12V
B. 9V
C. 20V
D. 18V
Câu 3: Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là:
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
Câu 4: Đặt một hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu điện trở R1 và R2 biết R2 = 2R1. Nếu hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện là I = 0,2A. Nếu mắc hai điện trở R1 và R2 song song vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch chính là
A. 0,2A
B. 0,3A
C. 0,4A
D. 0,9A
Câu 5: Bốn dây dẫn kích thước giống nhau làm bằng đồng, bạc, nhôm và sắt. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điện trở dây đồng là nhỏ nhất, dây sắt lớn nhất.
B. Điện trở dây bạc bé nhất, dây sắt lớn nhất.
C. Điện trở dây nhôm bé nhất, dây bạc lớn nhất.
D. Điện trở dây đồng là nhỏ nhất, dây bạc lớn nhất.
Câu 6: Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỉ số R1/R2 = 4 . Vậy tỉ số l2/l1 là:
A. 4
B. 2
C. 0,25
D. 0,5
Câu 7: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp hai lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8Ω . Điện trở của dây thứ nhất là:
A. 2 Ω
B. 3 Ω
C. 4 Ω
D. 16 Ω
Câu 8: Khi nói về biến trở trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi, câu phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong một mạch điện có hiệu điện thế không đổi:
A. Biến trở dùng để thay đổi chiều dòng điện.
B. Biến trở dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở được mắc song song với mạch điện.
D. Biến trở dùng để thay đổi hiệu điện thế.
Câu 9: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào?
A. Có cùng hiệu điện thế định mức.
B. Có cùng công suất định mức.
C. Có cùng cường độ dòng điện định mức.
D. Có cùng điện trở.
Câu 10: Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút là 211200J, hiệu suất của động cơ là 80%. Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, cường độ dòng điện qua động cơ là:
A. 2A
B. 2,5A
C. 3,5A
D. 4,5A
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết Đ1 (6V – 3W); Đ2 (6V – 0,4W), R = 60 Ω , biến trở MN có điện trở tối đa 54 Ω được phân bố trên chiều dài 27 cm, biết MC = x (cm). Tính điện trở đoạn mạch AB theo x.
Đ/S:
Ta vẽ lại sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Điện trở đoạn mạch AB:
Câu 2: Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở nhiệt độ trong phòng có điện trở 25Ω , có tiết diện tròn bán kính 0,01 mm
a) Tính chiều dài của dây tóc này biết vonfram có điện trở suất ρ = 5,5.10-8Ωm .
b) Bóng đèn dây tóc nói trên được sử dụng ở hiệu điện thế U = 6V, tính cường độ dòng điện qua bóng đèn. Coi điện trở của dây tóc bóng đèn khi sáng bình thường tăng thêm 5% so với khi nó không sáng.
Đ/S:
a) Chiều dài của dây tóc: l = 14,3cm
b) Cường độ dòng điện qua bóng đèn: 0,23A
Câu 3: Có hai dây dẫn làm bằng nhôm có tiết diện như nhau, dây thứ nhất dài l1 = 86m, dây thứ hai l2 = 232,2m. Tính điện trở của dây dẫn thứ hai biết rằng điện trở của dây dẫn thứ nhất là 14 Ω
Đ/S: 37,8 Ω
Câu 4: Một cuộn dây nhôm có khối lượng 0,27 kg, tiết diện thẳng của dây là 0,1 mm2. Tìm điện trở của cuộn dây biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7 g/cm3 .
Đ/S: Điện trở của dây: 280 Ω.
Câu 5: Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 200C. Hiệu suất của ấm là 90%, trong đó nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước được coi là có ích.
a) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước trên, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K
b) Tính nhiệt lượng mà bếp điện đã tỏa ra khi đó.
c) Tính thời gian đun sôi lượng nước trên.
Đ/S:
a) Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2 lít nước (2 kg nước) là: 672000 J
b) Nhiệt lượng mà bếp điện đã tỏa ra: 746666,67 J
c) Thời gian đun sôi nước: 746,67s .
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập ôn tập Chương 1 - Điện học mức độ cơ bản có đáp án môn Vật Lý 9 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!