Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Sự phản xạ ánh sáng môn Vật Lý 7

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

 

I. LÝ THUYẾT

1. Gương phẳng

    - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn, bóng, có thể soi hình của các vật.

    - Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

2. Phản xạ ánh sáng

a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng

    Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng.

b) Định luật phản xạ ánh sáng

    Nội dung định luật:

    - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới.

    I: Điểm tới

    NN’: Pháp tuyến

    SI: Tia tới

    IR: Tia phản xạ

II. BÀI TẬP THAM KHẢO

Bài 1: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:

A. 900        

B. 1800        

C. 00        

D. 450

Giải

    - Khi tia tới vuông góc với mặt gương thì tia tới trùng với pháp tuyến của gương nghĩa là góc tới bằng 00.

    - Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới.

    Vì vậy góc phản xạ cũng bằng 00 

⇒ Đáp án C đúng.

Bài 2: Chọn câu đúng?

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Cả A, B, C.

Giải

    Theo định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới nghĩa là tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến cùng nằm trong một mặt phẳng

⇒ Đáp án A, B, C đều đúng

⇒ Chọn đáp án D.

Bài 3: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?

A. Màn hình tivi        

B. Mặt hồ nước trong

C. Mặt tờ giấy trắng        

D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat

Giải

    Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng, có thể soi hình của các vật.

    Vì vậy màn hình tivi, mặt hồ nước trong, miếng thủy tinh không tráng bạc có thể xem là gương phẳng vì đều có đặc điểm là mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi hình. Còn mặt tờ giấy trắng phẳng nhưng không thể soi hình

⇒ Đáp án C đúng.

Bài 4: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

Giải

    - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới nên đáp án C và D sai.

    - Góc phản xạ bằng góc tới nên đáp án A sai, đáp án B đúng.

Bài 5: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng:

A. 300        

B. 450        

C. 600        

D. 150

Giải

 - Tia tới hợp với mặt gương một góc 300 nghĩa là:

- Pháp tuyến IN vuông góc với mặt gương nên:

- Ta có: 

- Theo định luật phản xạ ánh sáng: Góc phản xạ bằng góc tới

    Nên:

    Vậy đáp án đúng là C.

Bài 6: Cho tia sáng SI có phương chiều như hình vẽ. Hãy tìm cách đặt gương phẳng để thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên.

Giải

    - Vẽ tia phản xạ IR tại điểm tới I sao cho IR có phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.

    - Từ I vẽ tia phân giác IN của góc SIR. Tia phân giác IN chính là đường pháp tuyến của gương tại điểm tới I.

    - Từ I vẽ một đường thẳng vuông góc với IN. Đường thẳng đó chính là vị trí đặt gương.

----------

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Sự phản xạ ánh sáng môn Vật Lý 7 năm 2020-2021, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?