LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT III NIU – TƠN
I. LÝ THUYẾT
1) Sự tương tác giữa các vật
Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa hai vật có sự tương tác.
Hai người trượt băng đứng sát nhau. Một người dùng tay đẩy người kia cho chuyển động về phía trước thì thấy chính mình bị đẩy về phía sau
2) Định luật
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
\(\overrightarrow {{F_{AB}}} = - \overrightarrow {{F_{BA}}} \)
3) Lực và phản lực
- Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
- Đặc điểm của lực và phản lực:
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Chú ý:
+ Hai lực cân bằng cũng là hai lực trực đối nhưng ngược lại thì sẽ không đúng.
+ Hệ vật là tập hợp nhiều vật tương tác lẫn nhau.
- Nội lực là lực tác dụng lẫn nhau giữa các vật trong hệ. Các nội lực không gây gia tốc cho hệ vì chúng xuất hiện từng cặp trực đối nhau.
- Ngoại lực là lực của các vật ở ngoài hệ tác dụng lên các vật trong hệ.
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Ngoại lực là
A. lực của các vật ở ngoài hệ tác dụng lên các vật trong hệ.
B. lực tác dụng lẫn nhau giữa các vật trong hệ.
C. lực không gây gia tốc cho hệ vì chúng xuất hiện từng cặp trực đối nhau.
D. lực gây gia tốc cho hệ khi chúng xuất hiện từng cặp trực đối nhau.
Câu 2: Nội lực là
A. lực của các vật ở ngoài hệ tác dụng lên các vật trong hệ.
B. lực tác dụng lẫn nhau giữa các vật trong hệ.
C. lực không gây gia tốc cho hệ vì chúng xuất hiện từng cặp trực đối nhau.
D. lực gây gia tốc cho hệ khi chúng xuất hiện từng cặp trực đối nhau.
Câu 3: Công thức định luật II Niuton là:
\(\begin{array}{l} A.\overrightarrow {{F_{AB}}} = \overrightarrow {{F_{BA}}} \\ B.\overrightarrow {{F_{BA}}} = \overrightarrow {{F_{AB}}} \\ \underline C .\overrightarrow {{F_{AB}}} = - \overrightarrow {{F_{BA}}} \\ D.\overrightarrow {{F_{AB}}} = - \overrightarrow {{F_{AB}}} \end{array}\)
Câu 4: Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
A. khác độ lớn
B. luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời
C. ngược chiều
D. chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Câu 5: Đặc điểm của lực và phản lực:
A. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
B. Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
C. Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
D. Tất cả đều đúng.
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Định luật III Niu – Tơn môn Vật Lý 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!