LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. LÝ THUYẾT
1. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
a) Độ lớn của vận tốc tức thời
- Độ lớn vận tốc tức thời v của một vật chuyển động tại một điểm là đại lượng đo bằng thương số giữa đoạn đường rất nhỏ Δs đi qua điểm đó và khoảng thời gian rất ngắn Δt để vật đi hết đoạn đường đó.
- Độ lớn vận tốc tức thời tại một điểm cho ta biết sự nhanh chậm của chuyển động tại điểm đó.
V = ∆S / ∆t
b) Vectơ vận tốc tức thời
- Vectơ vận tốc tức thời là một đại lượng vectơ có:
+ Gốc đặt ở vật chuyển động.
+ Phương và chiều là phương và chiều của chuyển động.
+ Độ dài biểu diễn độ lớn của vận tốc theo một tỉ xích nào đó.
- Chú ý: Khi nhiều vật chuyển động trên một đường thẳng theo hai chiều ngược nhau, ta phải chọn một chiều dương trên đường thẳng đó và quy ước như sau:
+ Vật chuyển động theo chiều dương có v > 0.
+ Vật chuyển động ngược chiều dương có v < 0.
c) Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
- Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
2. Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều
* Khái niệm gia tốc
Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc và được đo bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc Δv và khoảng thời gian vận tốc biến thiên Δt.
Biểu thức:
\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)
Trong hệ SI, đơn vị của gia tốc là m/s2
* Vectơ gia tốc
Vì vận tốc là đại lượng vectơ nên gia tốc cũng là đại lượng vectơ:
\(\overrightarrow a = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)
- Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các vectơ vận tốc.
- Chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các vectơ vận tốc.
* Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều
- Công thức tính vận tốc:
v = v0 + at
- Công thức tính quãng đường:
S = v0t + ½. at2
- Phương trình chuyển động:
x = x0 + v0t + ½.at2
- Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
v2 – v02 = 2as
Trong đó:
v0 là vận tốc ban đầu
v là vận tốc ở thời điểm t
a là gia tốc của chuyển động
t là thời gian chuyển động
x0 là tọa độ ban đầu
x là tọa độ ở thời điểm t
- Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì:
v0 > 0 và a > 0 với chuyển động thẳng nhanh dần đều
v0 > 0 và a < 0 với chuyển động thẳng chậm dần đều
3) Đồ thị tọa độ - thời gian (x – t)
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Trong công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều cho đến khi dừng hẳn: s = v0t + ½ at2 thì:
A.v0 > 0; a < 0; s > 0
B. v0 < 0; a > 0; s < 0
C. v0 < 0; a < 0; s > 0
D. Cả A và C đều đúng
Câu 2: Chọn phát biểu sai:
A.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều cùng chiều với vectơ vận tốc
B.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có phương không đổi
C.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với vectơ vận tốc
D.Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi
Câu 3: Chọn câu sai: Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó:
A. Có gia tốc trung bình không đổi
B. Có gia tốc không đổi
C. Chỉ có thể chuyển động nhanh dần hoặc chậm dần đều
D. Có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều
Câu 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động:
A.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc bằng không
B.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
C.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ gia tốc và vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
D.Có quỹ đạo là đường thẳng, vectơ vận tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động
Câu 5: Chọn câu sai: Chất điểm sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều nếu:
A. a < 0 và v0 = 0
B. a > 0 và v0 = 0
C. a < 0 và v0 > 0
D. a > 0 và v0 > 0
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây sai với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. Hiệu quãng đường đi được trong những khoảng thời gian liên tiếp luôn bằng hằng số
B. Vận tốc của vật luôn dương
C. Quãng đường đi biến đổi theo hàm bậc hai của thời gian
D. Vận tốc biến đổi theo hàm bậc nhất của thời gian
Câu 7: Gia tốc là một đại lượng:
A. Đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc
B. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc
C. Vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động
D. Vectơ, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Chuyển động thẳng biến đổi đều môn Vật Lý 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!