PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.
- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: s = v.t
- Công thức tính vận tốc trung bình:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ... + {s_n}}}{{{t_1} + {t_2} + ... + {t_n}}}\)
2. Viết phương trình chuyển động thẳng đều
a) Lập phương trình chuyển động
- Chọn trục tọa độ, gốc tọa độ, gốc thời gian, chiều dương của trục tọa độ. Đồng thời vẽ hình biểu diễn các vectơ vận tốc.
- Viết phương trình chuyển động.
+ Nếu t0 = 0 ⇒ x = x0 + vt
+ Nếu t0 ≠ 0 ⇒ x = x0 + v(t – t0)
Chú ý: Nếu vật chuyển động cùng chiều dương thì vận tốc có giá trị dương .
Nếu vật chuyển động ngược chiều dương thì vận tốc có giá trị âm.
b) Xác định thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau
- Cho x1 = x2 ⇒ Tìm được thời điểm hai xe gặp nhau.
- Thay thời gian t vào phương trình chuyển động x1 hoặc x2
⇒ Xác định được vị trí hai xe gặp nhau.
3. Đồ thị của chuyển động thẳng đều.
Nêu tính chất của chuyển động – Tính vận tốc và viết phương trình chuyển động
a) Tính chất của chuyển động
- Đồ thị xiên lên, vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương.
- Đồ thị xiên xuống, vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương.
- Đồ thị nằm ngang, vật đứng yên.
b) Tính vận tốc
Trên đồ thị ta tìm hai điểm bất kì đã biết tọa độ và thời điểm
V = ( tọa độ sau – tọa độ trước)/ (thời điểm sau – thời điểm trước)
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Đồ thị của 3 vật (I), (II), (III) được thể hiện trên hình vẽ:
Hình vẽ được sử dụng cho câu 1,2,3,4,5,6
Câu 1: Tính chất chuyển động của vật (I) là gì?
A. Đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương
B. Đang đứng yên
C. Đang chuyển động thẳng theo chiều dương
D. Đang chuyển động thẳng đều ngược chiều dương
Câu 2: Trạng thái chuyển động của vật (II) là gì?
A. Đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương
B. Đang đứng yên
C. Đang chuyển động thẳng theo chiều dương
D. Đang chuyển động thẳng đều ngược chiều dương
Câu 3: Trạng thái chuyển động của vật (III) là gì?
A. Đang chuyển động thẳng đều theo chiều dương
B. Đang đứng yên
C. Đang chuyển động thẳng theo chiều dương
D. Đang chuyển động thẳng đều ngược chiều dương
Câu 4: Phương trình chuyển động của vật (I) có dạng như thế nào?
A. x1 = 5 + t
B. x1 = 0
C. x1 = 5
D. x1 = 5t
Câu 5: Phương trình chuyển động của vật (II) có dạng như thế nào?
A. x2 = 5 – t
B. x2 = 5+ t
C. x2 = 5
D. x2 = 5t
Câu 6: Phương trình chuyển động của vật (III) có dạng như thế nào?
A. x3 = 10 + 0,5t
B. x3 = 10 – 0,5t
C. x3 = -10 - 0,5t
D. x3 = -10 + 0,5t
Chuyển động của hai xe (1), (2) được thể hiện trên đồ thị (x, t) qua hình vẽ:
Hình vẽ được sử dụng cho các câu 7, 8
Câu 7: Phương trình chuyển động của xe (1) là:
A. x1 = 2t
B. x1 = t/2
C. x1 = 20 + t/2
D. x1 = 20 - t/2
Câu 8: Phương trình chuyển động của xe (2) là:
A. x2 = t/2
B. x2 = 2t
C. x2 = 2- + t/2
D. x2 = 20 – t/2
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập chuyển động thẳng đều môn Vật Lý 10 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!