A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Nguồn gốc, xuất xứ
- Không ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
- Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
- Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài Việt Nam là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
- Hiện tại
- Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
- Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
- Hình dáng
- Cấu tạo
- Áo dài từ cổ xuống đến chân
- Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
- Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
- Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
- Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
- Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
- Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
- Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
- Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…
- Cấu tạo
- Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
- Tương lai của tà áo dài
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận chung về chiếc áo dài
- Mở rộng vấn đề bằng những suy ngẫm và cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam
Gợi ý làm bài
Trên thế giới mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống có nét đẹp riêng biệt. Với con người Nhật Bản họ luôn tự hào về trang phục Ki-mo-no, sối với người Ấn Độ luôn có trang phục duyên dáng Xa-din. Còn đối với con người Việt Nam, chiếc áo dài là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hóa dân tộc là niềm tự hào của chúng ta.
Áo dài ra đời từ rất lâu, cho đến nay vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng trở về tìm với cội nguồn nối ngược dòng thời gian, hình ảnh chiếc áo dài với tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình ảnh khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài trăm năm. Trải qua các thời kỳ cải tiến, cho ra đời nhiều loại áo dài nhưng xơ khai về chiếc áo dài xưa là áo giai lãnh giống như áo tứ thân chỉ khác áo tứ thân ở cách mặc, khi mặc hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, bởi vậy sau này do người phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn thành áo tứ thân gồm 4 vạt nửa trước phải trái, nửa sau phải trái, Nhưng đối với người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ muốn có một kiểu áo dài thướt tha để tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ thì chiếc áo dài tứ thân đã dần được cải tiến trở thành chiếc áo ngũ thân phía trước có 3 vạt để các cô các bà mặc trong các lễ hội mùa xuân
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Chiếc áo dài là thứ trang phục đẹp nhất của phụ nữ Việt Nam. chiếc áo dài được coi là quốc phục của con người trong những ngày đại lễ của đất nước. Trong các trường học thì chiếc áo dài trắng là những bộ đồng phục của tuổi học trò gợi lên vẻ đẹp tinh khôi của thế hệ học trò, chắc hẳn trong cuộc đời của phụ nữ Việt Nam ai cũng được một lần mặc trên mình tà áo dài truyền thống của đất nước. Vào các ngày lễ hội, các bà, các cụ vẫn thường mặc áo dài , hình ảnh của thiếu nữ xuất hiện trong chiếc tà áo dài. Ngày xưa, chiếc áo dài là trang phục của cô dâu, nó có mặt trong các buổi dạ tiệc, các buổi hội họp, Đặc biệt hơn nó xuất hiện trong các cuộc thi hoa hậu, người con gái trở nên thật duyên dáng, điệu đà trong trang phục truyền thống. Phải chăng chiếc áo dài vừa lịch sự vừa lộng lẫy, kín đáo, không kém bất kỳ trang phục nào trên thế giới.
Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam đẹp mà giản dị là niềm tự hào và hãnh diện của con người Việt . Trong tương lai, y phục của con người sẽ càng trở nên đa dạng, phong phú, hiện đại nhưng chiếc áo dài sẽ mãi gắn bó với tâm hồn phụ nữ Việt Nam.
Chúng tôi mong rằng với tài liệu văn mẫu thuyết minh về chiếc áo dài trên, các em đã có thêm môt bài văn hay trong kho tàng văn mẫu lớp 10 của các em. Chúc các em học tốt hơn với tài liệu này.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)